Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây chuối giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Ở giai đoạn này, cây chuối con có sức chống chịu và khả năng bám đất kém. Ngoài ra, cây cũng rất mẫn cảm với ngập úng, sâu bệnh và cần có chế độ chăm sóc hợp lý, cẩn thận. 

Kỹ thuật chăm sóc cây chuối con

Vệ sinh vườn và làm cỏ 

  • Rác thải như gạch đá, bao bì, chai lọ,... gây ra cản trở cho sự phát triển của rễ, cần phải được loại bỏ ra khỏi vườn. 
  • Khi có dại bắt đầu xuất hiện thì bà con nông dân cần loại bỏ và định kỳ 1,5 - 2 tháng sẽ làm cỏ 1 lần. 
  • Xới xáo cách gốc 50 - 60cm để tránh làm hại những phần rễ ăn nông và ngang của cây chuối. 

Trồng dặm và trồng xen 

  • Vào thời điểm 30 ngày sau trồng, bà con nông dân cần kiểm tra vườn thường xuyên để xem có cây giống nào chết thì trồng bổ sung thay thế [1]. 
  • Đối với cây chuối mọc kém, tiến hành cắt ngang thân 1 đoạn cách gốc 20 - 30cm để cây nhanh ra lá [1]. 
  • Bà con nông dân có thể tiến hành trồng xen các cây đậu, lạc, rau vào giữa các hàng chuối nhỏ cách gốc chuối từ 30 - 40cm [1]. 

Tưới nước 

  • Cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, có thể tưới rãnh hoặc tưới thủ công vào sáng sớm hoặc chiều mát. 
  • Bà con nông dân có thể sử dụng hình thức tưới nhỏ giọt để vừa giúp tiết kiệm nước, vừa giúp kiểm soát lượng nước tưới cho cây. 
  • Đối với những ngày mưa kéo dài thì bà con có thể ngừng tưới và tiến hành xử lý ngập bằng cách vét sâu rãnh kết hợp lên luống cao. 
Tưới nước cây chuối
Tưới nước cây chuối

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cây chuối con

Sâu hại 

  • Cây chuối ở thời kỳ đầu còn rất yếu, thân, lá mềm và sức chống chịu kém, dễ bị sâu côn - trùng tấn công, bà con nên thăm vườn thường xuyên để phòng tránh những loại sâu hại như: Sâu cuốn lá, rầy mềm, sâu đục củ …  
  • Biện pháp để bà con nông dân phòng trừ và xử lý sâu, côn trùng gây hại trên chuối giai đoạn cây con là sử dụng BS25 - Insect. Sản phẩm có chứa Metarhizium spp. Beauveria spp. (nấm xanh, nấm trắng) giúp xử lý các loại sâu, côn trùng gây hại an toàn, hiệu quả. 

Bệnh hại 

  • Ở giai đoạn này chuối hay bị các bệnh như: Héo rụi, đốm lá, khảm lá, chùn đọt,... Để phòng trừ và xử lý bệnh hại trên chuối, bà con nông dân sử dụng bộ đôi sản phẩm BS01 - ChaetomiumBS05 - Movir. 
  • Sản phẩm chứa các chủng nấm, hoạt chất sinh học thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho người nông dân, hỗ trợ cải tạo đất, tăng cường sức chống chịu cho cây giúp phòng trừ các loại bệnh gây hại. 
Sản phẩm trừ sâu bệnh cây chuối sinh học
Sản phẩm trừ sâu bệnh cây chuối sinh học

Kỹ thuật bón phân cây chuối con

Phân vô cơ 

  • Thời điểm bón 

- Sau khi trồng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. 

  • Liều lượng bón và cách bón 

- Bón 500g NPK (12:8:12) cho 1 gốc chuối, rắc đều phân lên bề mặt chuối sau đó lấp đất và rơm rạ lên trên. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

- Bà con nông dân cần kết hợp phân bón vô cơ với BS21 - Humic để cung cấp thêm hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây con, giúp cây ra rễ, ra lá khỏe và chắc thân. 

- BS21 - Humic có thành phần 100% hữu cơ, không gây nguy hiểm với sức khỏe của người sử dụng, giúp tơi xốp đất, tăng độ mùn, hạn chế nấm bệnh trong đất. 

  • Bón lá 

- Sử dụng các chế phẩm có chứa đa, trung, vi lượng như BS14 - Amino để bón cho cây. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp acid amin thủy phân dễ hấp thu, giúp lá dày, khỏe và tăng sức chống chịu cho cây. 

Amino phun lá cây chuối
Amino phun lá cây chuối

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Trần Danh Sửu và cộng sự (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. 

[2] Chu Thị Thơm (2005), Trồng cây trong trang trại chuối - cacao, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động. 

[3] Nguyễn Mạnh Chinh (2006), Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dứa - chuối - đu đủ, Kỹ thuật trồng và chăm sóc dứa - chuối - đu đủ. 

[4] Hướng dẫn cách trồng chuối tây từ A - Z | VTC16 (2020), Chuyên mục mách nhỏ nhà nông