Banner
Banner

Rầy mềm hại cam

Kích thước chữ

Tên thông thường: Rệp cam, rệp nâu, rầy mềm, rệp muội nâu đen hại cam

Tên khoa học: Toxoptera aurantii

Loại cây thường bị hại: Cam, bưởi, quýt, xoài,... 

Banner
Banner

- Cơ thể của rầy mềm (rệp cam) khá nhỏ dài khoảng 1,7- 1,8mm, có màu nâu đen hoặc nâu đỏ, hình bầu dục (hơi giống quả lê). Râu đầu dài, cuối bụng có vòi nhọn (ống mật). 

- Chúng đẻ con chứ không đẻ trứng. Mỗi một trưởng thành cái đẻ từ 1- 16 con/ngày.

- Rệp non có màu sắc sáng hơn trưởng thành, tuy nhiên râu đầu, chân và ống mật có màu tối hơn [1].

Banner
Banner
Banner

- Cả ấu trùng và trưởng thành của rầy mềm thường tập trung chích hút nhựa cành non, đọt non và lá non [1].

- Trên lá: Lá non bị hại thường cong queo, biến dạng, phiến lá cong xuống.

- Trên cành và đọt non: Chúng phá hại làm cho cành và đọt non còi cọc, kém phát triển, các đốt cành bị ngắn lại [2].  

- Trên quả: Rầy mềm chích hút làm cho quả bị chín sớm, kém chất lượng [3],[4].

Banner
Banner

- Rệp tấn công làm lá non, cành non chậm lớn, dị dạng, làm giảm khả năng tăng trưởng của cây. Đồng thời, sự gây hại của chúng còn làm quả bị chín sớm, phẩm chất kém, gây giảm sút về giá trị thương phẩm, thiệt hại về năng suất mùa vụ cũng như không mang lại lợi nhuận, thu nhập bấp bênh cho bà con trồng cam.   

- Ngoài ra, rầy mềm còn bài tiết ra các chất ngọt thu hút nấm bồ hóng, tạo những lớp đen trên bề mặt các bộ phận của cây. Nấm bồ hóng làm cho cây khó đón nhận được ánh sáng của mặt trời, khả năng quang hợp và lấy dinh dưỡng của cây bị kém đi. 

- Bên cạnh đó, rầy còn là môi giới truyền bệnh Tristeza ( bệnh tàn lụi) trên cây cam [1],[3],[5].

  • Biện pháp xử lý hóa học

- Sử dụng thuốc hóa học có chứa các hoạt chất: Dầu khoáng PSO [6], Cypermethrin [7],...

Cảnh báo! Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên sẽ làm suy giảm hệ vi sinh vật trong đất, gây thoái hóa đất, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng có lợi cho cây trồng và thiệt hại đến mùa màng. Bên cạnh đó, tồn dư hóa chất trong nông sản sẽ làm nông sản kém chất lượng, độc hại cho người tiêu dùng và người lao động.  

  • Biện pháp xử lý sinh học

- Biện pháp xử lý rầy mềm an toàn, hiệu quả, được các chuyên gia khuyên dùng là sử dụng những sản phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng (Metarhizium spp., Beauveria spp.) như BS25- Insect. Bào tử nấm xanh, nấm trắng trong thành phần của BS25 - Insect sau khi tiếp xúc với rầy mềm sẽ ký sinh, hút chất dinh dưỡng sau đó xâm nhập vào bên trong cơ thể rầy, sản sinh, xâm lấn, khiến cho rầy chết vì tắc nghẽn cơ thể. Đặc biệt ngoài rầy mềm, các chủng nấm đối kháng đa chủng này còn giúp bà con dễ dàng kiểm soát và xử lý các loài côn trùng gây hại khác cho cây cam như nhện đỏ, rầy chổng cánh, ruồi vàng, bọ trĩ,...  

- BS25- Insect là sản phẩm sinh học an toàn, mang đến hiệu quả cao trong phòng trừ  và kiểm soát côn trùng gây hại, góp phần giảm thiểu áp lực dịch hại trên đồng ruộng, nâng cao chất lượng và năng suất mùa vụ. Bên cạnh đó, sản phẩm không để lại tồn dư sẽ giúp thời gian bảo quản nông sản được kéo dài, hỗ trợ làm tăng hiệu quả kinh tế. 

  • Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect

- Xử lý: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 200 lít nước. 

Phun ướt đẫm thân- cành- lá, đặc biệt là mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây, từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sau đó, tiến hành phun định kỳ 3-4 lần/vụ. 

- Phòng ngừa: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 400 lít nước.

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.

Lưu ý: Để gia tăng tính hiệu quả, nên kết hợp sử dụng BS25- Insect với BS06- Nano Đồng nhằm rút ngắn thời gian, tiêu diệt nhanh chóng, triệt để.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại