Banner
Banner

Ruồi vàng đục trái cam

Kích thước chữ

Tên thông thường: Ruồi vàng, ruồi đục quả cam 

Tên khoa học: Bactrocera dorsalis

Loại cây thường bị gây hại: Cam, bưởi, chanh, quýt, xoài,...

Banner
Banner

- Ruồi đục quả dài khoảng 6- 9mm, độ rộng sải cánh khoảng 10-13mm, có màu nâu vàng, cánh trong, có các vạch đen trên bụng. Thường hoạt động vào ban ngày [2],[4].

- Một trưởng thành cái có thể đẻ từ 150 - 400 trứng. Trứng hình quả dưa chuột, dài 1mm, mới đẻ màu trắng sữa sau chuyển thành màu vàng nhạt [1].

- Dòi nở ra đục vào trong và ăn phần thịt quả [3].

Banner
Banner

- Ruồi đục quả tấn công và gây hại từ khi quả còn non đến khi quả chín. 

- Trưởng thành cái dùng ống đẻ trứng đâm xuyên qua vỏ quả và đẻ vào nơi tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả. Giòi nở ra ăn phần thịt quả, tuổi càng lớn chúng sẽ càng đục sâu vào phía trong để gây hại, làm cho quả bị thối nhũn bên trong, hư hỏng và rụng sớm. Sau đó, chúng đẫy sức chui ra ngoài vỏ quả, rơi xuống đất và chui vào đất ở dưới tán cây để hóa nhộng [1],[2].

- Vỏ quả tại vị trí ruồi đục vào có màu đen, mềm, biến màu và ứa nhựa [2],[3].

Banner

- Vỏ quả nơi ruồi đục có màu đen, mềm, ứa nhựa, biến màu và thối, dễ dàng hấp dẫn nấm bệnh, côn trùng đến gây hại và đẻ trứng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quả và năng suất mùa vụ. 

- Giòi đục phá thịt quả và hạt gây đen, thối và có thể rụng trước khi chín hoặc tiếp tục treo trên cây. Nếu trái còn trên cây thì giá trị thương phẩm bị giảm sút trầm trọng do thịt trái bị thối. 

- Ruồi không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng, mà còn khiến nông sản không xuất khẩu được vì ruồi là đối tượng kiểm dịch hàng đầu của nhiều nước trên thế giới, rất khó khăn trong việc tiêu thụ.

  • Biện pháp xử lý hóa học

- Sử dụng các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất: Methyl Eugenol, Dibrom,...[5].

Cảnh báo! Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc của sâu- côn trùng gây hại, việc tăng lượng thuốc lên sẽ gây tốn kém rất nhiều chi phí cho sản xuất và canh tác. Đồng thời, hóa chất tồn tại lâu dài sẽ làm ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và giảm năng suất cây trồng.

  • Biện pháp xử lý sinh học

- Sử dụng các sản phẩm chứa hương tinh dầu cùng vi khuẩn Bt như BS23 - Ruva để phòng trừ và xử lý ruồi vàng gây hại trên cam đang là biện pháp tối ưu và được các chuyên gia khuyên dùng. BS23 - Ruva chứa tinh dầu quế và giấm gỗ có khả năng xua đuổi, ngăn cản ruồi vàng sinh sống, đẻ trứng và gây hại trong vườn. Bên cạnh đó, vi khuẩn Bt trong thành phần sản phẩm còn góp phần kiểm soát mật độ ruồi cùng các loại côn trùng phá hại khác bằng cách ký sinh, gây bệnh.

- BS23- Ruva là sự lựa chọn đáng tin cậy trong canh tác nông nghiệp. Sản phẩm tập trung tiêu diệt côn trùng gây hại, không ảnh hưởng đến các thiên địch và các loài côn trùng có lợi, thường được sử dụng cho canh tác nông nghiệp hữu cơ an toàn.. 

  • Hướng dẫn sử dụng BS23 - Ruva

- Xử lý: Pha 500ml sản phẩm BS23 - Ruva với 200 lít nước.

Phun ướt đẫm thân- cành và 2 bề mặt lá 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sau đó nên phun phòng định kỳ cho cây vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, búp hoa, đến thu hoạch, định kỳ 7-10 ngày/ lần.

- Phòng ngừa: Pha 500ml sản phẩm BS23 - Ruva với 400 lít nước.

Phun khi thấy ruồi vàng xuất hiện, phun ướt đẫm thân - cành và 2 bề mặt lá, 3 - 4 lần/ vụ. 

Lưu ý: Có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc BVTV khác khi sử dụng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử nấm nên không ảnh hưởng đến chất lượng khi pha chung.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại