Kỹ thuật xử lý phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ trên ruộng lúa

Kích thước chữ

Lúa bị vàng lá, nhổ lên thấy rễ bị thối đen, hoặc cây héo, rễ có màu đỏ đồng là những biểu hiện của ruộng bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, bà con nên tiến hành xử lý nhanh chóng để giảm thiểu thiệt hại về năng suất.

Bên dưới là một số biện pháp tiêu biểu trong việc giải quyết phèn và ngộ độc hữu cơ mà bà con có thể tham khảo:

Biện pháp thủ công

  • Trước khi cày lật và cho nước vào ruộng, bà con cần vệ dọn dẹp sạch sẽ rơm, xác cỏ, gốc rạ,.. trên ruộng, tránh trường hợp các loại rác thải hữu cơ này bị vùi vào đất và phân hủy trong điều kiện yếm khí, tạo ra các chất gây độc hữu cơ cho lúa.
  • Trong quá trình xử lý đất, tiến hành rải vôi với liều lượng 300 - 1.000kg/ ha để khử phèn [1].

Biện pháp hoá học

  • Sử dụng các sản phẩm hóa học chứa các hoạt chất: MgO, Zn,...

Lưu ý: Những hoạt chất khử phèn, giải độc hữu cơ khi đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, các hoạt chất này còn tác động xấu lên môi trường và hệ vi sinh vật có lợi cho đất.

Biện pháp sinh học hiệu quả

  • Sử dụng sản phẩm BS20 - Sali có thành phần là các chủng nấm, vi sinh như: Saccharomyces cerevisiae, Actinomycetes spp.,... có khả năng xử lý mặn,  phèn nhanh và hiệu quả.
  • Sản phẩm có tác dụng duy trì nồng độ P (Lân) tạo Phosphoryl hóa giúp cây trồng thông mạch, hấp thu dinh dưỡng khi bị nhiễm mặn, hỗ trợ cây sinh trưởng phát triển ngay trong môi trường ngập mặn, phèn.
  • Liều dùng: Pha 500ml/ 2.000m2
  • Cách dùng: 

- Cách phun: Phun đều bề mặt ruộng (mở hết bét bơm) 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày trong thời kỳ bị mặn.

- Cách rải: Trộn chung với phân bón hoặc cát, rải đều trên mặt ruộng.

Chế phẩm xử lý mặn hạ phèn cải tạo đất
Sản phẩm xử lý phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cho lúa

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận, 2019. Quy trình Kỹ thuật (tạm thời): Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đối với lúa gieo sạ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận.