Kích thước chữ
Chăm sóc cây cam trong thời kỳ khai thác sẽ quyết định đến năng suất và tuổi thọ của cây cam. Chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật cho cây cam trong thời kỳ này sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế và lợi nhuận cho người trồng.
Vệ sinh vườn
Dọn dẹp vệ sinh vườn, nhổ cỏ để hạn chế sự ẩn nấp của côn trùng gây hại và làm ảnh hướng đến năng suất, chất lượng ra trái.
Có thể phủ rơm rạ, xác thực vật xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán cây để tránh thoát hơi nước.
Tưới nước
Độ ẩm thích hợp cho cây cam ở giai đoạn nuôi trái khoảng 60-70%.
Không nên để vườn đọng nước quá 1-2 ngày.
Cắt tỉa, tạo tán
Cắt tỉa các cành vô hiệu, cành sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng và nước tưới nuôi trái. Việc cắt tỉa phải tiến hành thường xuyên để tạo độ thông thoáng, giúp cây bật mầm tốt hơn và đồng loạt, ngoài ra còn giúp hạn chế sâu bệnh phát triển.
Thời điểm cắt tỉa: Nên chọn ngày nắng ráo, tránh cắt tỉa vào những ngày trời mưa để tránh lây lan mầm bệnh từ cành này sang cành khác, cây này sang cây khác.
Lưu ý: Vết cắt phải nhẵn, ko bị dập nát, cắt dứt khoát. Có thể sử dụng nước vôi trong bôi vào vết cắt để tránh sự xâm nhập của các bảo tử nấm và côn trùng đẻ trứng.
Xử lý ra hoa
Xiết nước
- Ngừng tưới nước và rút cạn trong khoảng 20 ngày.
- Sau đó tưới lại khoảng 2-3 lần/ ngày, liên tục đến ngày thứ 4 thì bón phân. Lượng phân bón tùy thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây, có thể bón 0,3-0,5kg NPK 20-20-15 + 1kg Ure trên 1 cây)
- Sau khi bón phân thì tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ 1 lần/ ngày.
- Cây sẽ ra hoa sau khoảng 7-15 ngày, lượng nước tưới nên giảm xuống, nên tưới xen kẽ, cách ngày (cây sẽ ra đọt nếu tưới nhiều).
Khoanh cành ức chế sinh trưởng, kích thích ra hoa
Khoanh cành giúp kìm hãm quá trình vận chuyển nhựa trong cây, kích thích sự ra hoa.
- Bước 1: Khoanh 1 vòng tròn ở các cành cấp 1 và cấp 2 khoảng 1-2mm.
- Bước 2: Dùng dây nilon quấn kín và chặt để tránh mưa, nước tưới vào gây thối vết cắt.
Sử dụng các sản phẩm kích thích ra hoa đậu trái
- Bên cạnh việc xử lý ra hoa theo phương pháp truyền thống (xiết nước, khoanh dây,..), bà con có thể phun bổ sung các dòng phân bón lá kích thích ra hoa có trên thị trường như BS15 - Nuti.
- Sản phẩm sử dụng công nghệ khoáng ở dạng EDTA và dung dịch lên men vi sinh, giúp cây ra hoa nhiều, hạn chế rụng hoa, tăng khả năng đậu trái.
Lưu ý: Trước thời gian xử lý ra hoa, bà con không được bón quá nhiều phân có hàm lượng Đạm cao.
Phòng trừ sâu hại
Cây cam ở giai đoạn khai thác này thường bị các loài côn trùng tấn công như rầy chổng cánh, rầy mềm, nhện đỏ, ruồi vàng, nhện đỏ, bọ trĩ,...
Sử dụng các sản phẩm sinh học chứa nấm xanh, nấm trắng như BS25 - Insect để phòng trừ sâu - côn trùng phá hại cây cam trong thời kỳ này. Đây là sản phẩm được ứng dụng hoàn toàn bằng công nghệ sinh học giúp cho cây hạn chế được trên 80% các loài sâu, rầy, rệp, côn trùng hại.
Phòng trừ bệnh hại
Cây cam thường xuất hiện những loại bệnh phổ biến như thán thư, ghẻ, loét, vàng lá greening, vàng lá thối rễ, tàn lụi,... gây hại làm rụng lá, rụng quả hàng loạt, nặng có thể làm chết cây.
Sử dụng BS01- Chaetomium để chủ động phòng trừ các tác nhân gây hại cây cam trong giai đoạn này. Thành phần có chứa các chủng nấm ký sinh, có khả năng gây ức chế sinh trưởng và tiêu diệt các loài nấm, khuẩn gây bệnh cho cây. Đặc biệt, BS01 - Chaetomium chuyên sử dụng cho các nhà vườn, trang trại sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đem hiệu quả lâu dài và không để lại tồn dư trong nông sản.
Phân hóa học
Giai đoạn cây cam từ 1 - 3 năm tuổi, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân hóa học với liều lượng như sau [1]:
Tuổi cây |
Liều lượng (g/ cây/ năm) |
||
Ure |
Super Lân |
Kali |
|
4 - 6 năm |
400 - 500 |
900 - 1.200 |
200 |
7 - 9 năm |
600 - 800 |
1.500 - 1.800 |
300 |
Trên 10 năm |
800 - 1.600 |
2.000 - 2.400 |
400 |
Sở Nông Nghiệp và PTNT Đồng Tháp
Bà con có thể chia lượng phân trên làm 5 lần bón/ năm [1]:
Sau thu hoạch bón 25% Ure + 25% Lân.
Trước khi cây ra hoa 25% Ure + 50% Lân + 30% Kali.
Khi cây đậu trái: 15% Ure + 15% Lân + 20% Kali.
Một tháng trước khi thu hoạch bón 20% Kali.
Phân hữu cơ vi sinh
Bón gốc
Giai đoạn khai thác, cây cần nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện đồng thời tích trữ năng lượng để nuôi trái. Bà con nên phối trộn phân hóa học và phân vi sinh BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây..
BS21 - Humic vi sinh có nguồn gốc hoàn toàn từ vi sinh cùng nguồn Humic nhập khẩu, giúp cây hấp thụ nhanh chóng dinh dưỡng, phát triển sung sức, kéo dài thời gian khai thác.
Bón lá
Thời kỳ khai thác, bên cạnh cung cấp các loại phân bón gốc đa lượng, bà con nên bổ sung các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác cho cây bằng cách phun các dòng phân bón lá hữu cơ, chứa các chủng vi sinh có lợi như BS14 - Amino.
Trong quá trình cây tạo quả, bà con cần bón BS16 - Canxi - Bo để tăng khả năng chống rụng trái non, nứt trái, thối trái. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp quả chắc, vở quả bóng đẹp, góp phần gia tăng tính thẩm mỹ và chất lượng quả.
Tài liệu tham khảo
[1] Lê Hoàng Vũ, 2019. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam xoàn. Sở nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, trang 4 - 7.