Kích thước chữ
Cây cam trong thời kỳ từ 1 đến 3 năm tuổi rất cần sự chăm sóc. Bà con cần nắm rõ các kỹ thuật tưới tiêu, bấm đọt, bón phân, cắt tỉa cành tạo tán để cây sinh trưởng mạnh, cành phát triển đều và tạo tiền đề cho quá trình ra hoa tạo quả ở giai đoạn tiếp theo.
Vệ sinh
Thường xuyên thăm vườn, dọn dẹp bao bì, rác thải, cỏ dại.
Nếu đất có độ pH cao cần rắc vôi với liều lượng cân đối để cân bằng độ pH cho đất.
Bà con có thể sử dụng rơm, cỏ khô rải xung quanh gốc cây cách gốc khoảng 20cm để hạn chế cỏ dại, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước và sâu hại.
Tưới nước
Tùy theo nhiệt độ thời tiết và độ ẩm mà tiến hành tưới nước cho cây.
Trời mưa không cần tưới để tránh đất bị ứ đọng nước gây úng rễ.
Chú ý điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với từng kết cấu đất, lượng mưa, nhiệt độ,...
Có thể tưới thủ công hoặc sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt.
Cắt tỉa
Cắt tỉa các ngọn, cành bị sâu bệnh, các cành vô hiệu để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh hại.
Lựa chọn vị trí cắt tỉa
Nên lựa chọn 3 - 4 cành phân bố đều các hướng quanh trục tán. Việc làm này giúp cho cây cam nhận được đầy đủ ánh sáng trong quá trình ra hoa, tạo quả.
Nếu cây còn nhỏ (cây con), bà con nên chọn vị trí cắt cách mặt đất từ 50-80cm nhằm kích thích chồi non phát triển.
Các bước cắt tỉa
Bước 1: Sau khi lựa chọn được vị trí cắt tỉa, bà con tiến hành dùng kéo cắt cành bấm tỉa và nuôi lại từ 1-3 cành cấp 1.
Bước 2: Khi cành cấp một đạt độ dài khoảng 50-80cm, sẽ phát triển ra nhiều đợt lộc (chồi) mới. Bà con tiếp tục cắt đợt 2 để mầm ngủ phát triển tạo thành cành cấp 2, chỉ giữ lại 2-3 cành.
Bước 3: Khi 2 cành cấp 2 phát triển và khoảng cách từ 15-20cm và tạo 1 góc 30-35 độ với cành cấp 1 thì tiến hành cắt đợt 3 để tạo cành cấp 3.
Một số lưu ý khi cắt tỉa
Sử dụng kéo để bấm cành, cần nghiêng kéo để tạo vết cắt xiết so với cành.
Lựa chọn và giữ lại những cành khỏe. Đối với các cành mọc thẳng, bà con nên treo buộc vật nặng ở trên cành để giúp cành mọc ngang ra.
Việc cắt tỉa, tạo tán cần phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch quả để cây ra đọt non mới. Loại bỏ các cành khô yếu, sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán,...
Phòng trừ sâu hại
Phòng trừ bệnh hại
Phân hóa học
Giai đoạn cây cam từ 1 - 3 năm tuổi, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân hóa học với liều lượng như sau [1]:
Tuổi cây |
Liều lượng (g/ cây/ năm) |
||
Ure |
Super Lân |
Kali |
|
1 năm |
100 - 200 |
120 - 240 |
30 - 60 |
2 năm |
220 - 330 |
300 - 420 |
80 - 150 |
3 năm |
330 - 540 |
480 - 600 |
160 - 230 |
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang
Lượng phân này có thể chia thành nhiều đợt bón trong năm, bà con có thể tham khảo cách bón dưới đây:
Phân Đạm nên pha vào nước để tưới, 2 - 3 tháng/ lần.
Bón phân lân và kali một lần vào cuối mùa mưa.
Phân hữu cơ vi sinh
Bón gốc
Bên cạnh phân hóa học, phân bón vi sinh cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây cam thời kỳ 1 - 3 năm tuổi. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, phân vi sinh còn giúp đất tơi xốp, màu mỡ, góp phần cải thiện chất lượng đất trồng.
Bà con có thể sử dụng BS21 - Humic của bacsicayxanh để bón cho cây cam ở thời kỳ này. Sản phẩm chứa nguồn Humic cao cấp cùng nhiều chủng vi sinh có lợi, giúp bảo vệ cây cam khỏi các tác nhân gây bệnh trong đất như Phytophthora spp., Fusarium spp., Pythium spp,...
Bón lá
Cây cam thời kỳ 1 - 3 năm tuổi cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi thân, cành, lá, đồng thời tích trữ chất hữu cơ cho thời kỳ khai thác. Giai đoạn này bà con có thể bón bổ sung các loại phân bón lá chứa những chất đa trung vi lượng để kích thích khả năng sinh trưởng của cây.
Sử dụng BS14 - Amino để bổ sung dinh dưỡng cho cây cam 1 - 3 năm tuổi. Sản phẩm chứa: Kẽm, Magie, Đồng, Canxi,... cùng amino acid thủy phân, và các vi sinh vật có ích, giúp cây cam xanh bóng, cành lá phát triển khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
[2] Nguyễn Tấn Đạt và ctv. Kỹ thuật trồng cam sành, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang, trang 6 - 7.