Chăm sóc và bón phân dưa lưới giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn ra hoa là thời kỳ mẫn cảm nhất trong chu kỳ sinh trưởng của cây. Vào giai đoạn này, lượng nước và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp số lượng, phẩm chất của hoa cũng như là khả năng thụ phấn của vườn.

Chăm sóc cây dưa lưới giai đoạn ra hoa

Tưới nước

  • Đây là giai đoạn chuyển giao từ quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển thân, cành, lá) sang sinh dưỡng sinh thực (phân hóa mầm,ra hoa, tích trữ dinh dưỡng). Ở thời kỳ này, nhu cầu nước và chất dinh dưỡng của cây cao hơn rất nhiều so với giai đoạn cây con.

  • Bà con cần đảm bảo độ ẩm của đất trồng dưa lưới dao động trong khoảng 65 – 75%.Tuy nhiên, lượng nước tưới có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thời tiết của từng ngày, từng khu vực khác nhau để phù hợp với cây trồng.

Lưu ý: Độ ẩm đất quá thấp sẽ làm cây còi cọc, số lượng hoa ít và chất lượng kém. Đồng thời, tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị vàng lá, khả năng rụng hoa cao và đậu trái thấp. 

Tỉa chèo

  • Sau khi cây đến tuổi ra hoa, bà con cần tiến hành tỉa hết các chèo vô hiệu và chèo gần gốc để những chèo mang cái có thể phát triển.

  • Chỉ để lại những chèo từ đốt thứ 9 - 11 để đảm bảo chất lượng và phẩm chất của trái [1].

Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới
Thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới
  • Thụ phấn bằng ong

Để tăng năng suất cho vườn và giảm công lao động, con người đã lợi dụng đặc tính kiếm ăn của ong (lấy phấn hoa và mật) để thụ phấn cho cây trồng. Từ đó, giảm được chi phí trong việc canh tác dưa lưới và làm tăng hiệu quả kinh tế cho vườn.

Quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

- Cần kết thúc việc phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học tối thiểu từ 3 - 5 ngày trước khi đưa ong vào vườn (do ong mật rất nhạy cảm).

- Lựa chọn những giống ong mật to, khỏe và chịu nóng tốt để quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi hơn.

- Cần đưa ong vào vườn trước khi hoa cái nở từ 2 - 3 ngày để ong có thể làm quen với môi trường mới. (Lưu ý: Nếu đưa ong vào quá sớm sẽ bị chết nhiều, ngược lại sẽ bỏ lỡ mất 1, 2 lứa hoa cái đầu của cây).

- Cần cho ong uống nước và nước chanh đường mỗi ngày để nuôi ong, thời điểm thích hợp để cho ăn là khoảng 4 - 5 giờ chiều [2].

Lưu ý: Đặt sỏi hoặc nhành cây vào chén hoặc khay cho ong ăn để tránh tình trạng ong bị chết đuối.

  • Thụ phấn bằng tay

Để nâng cao tỷ lệ đậu trái, người dân đã sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp tăng năng suất cho vườn.

Hoa được chọn để thụ phấn cần có những phẩm chất tốt như: Hoa to, hoàn chỉnh, không bị sâu bệnh hại và phải khác cây với nhau.

Các bước thụ phấn hoa bằng tay:

- Bước 1: Ngắt hoa đực ra khỏi cây, loại bỏ đài hoa và cánh hoa.

- Bước 2: Chấm nhị đực vào vòi của nhị hoa cái [3].

Lưu ý: Hoa nên được thụ phấn vào trước 9 giờ sáng để đảm bảo được chất lượng của hạt phấn.

Kiểm soát sâu bệnh giai đoạn ra hoa trên cây dưa lưới

Sâu hại

  • Ở giai đoạn này, dưa lưới thường hay bị bọ trĩ, rầy mềm, nhện đỏ,... tấn công. Nếu dịch hại không được kiểm soát kịp thời, đúng lúc sẽ làm giảm số lượng hoa và tỷ lệ đậu trái của cây [4].
  • Bà con có thể sử dụng BS25 - Insect để ngăn ngừa và xử lý côn trùng gây hại cho vườn. Sản phẩm chứa nấm xanh (Metarhizium sp.) và nấm trắng (Beauveria sp.) dưới dạng bào tử, giúp tiêu diệt và xua đuổi các tác nhân gây hại, bảo vệ an toàn cho cây trồng.

Bệnh hại

  • Ở giai đoạn ra hoa, cây thường mắc các bệnh như: Thối gốc, phấn trắng và thán thư,... Cần phải có các biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lây lan nhanh chóng của bệnh hại, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất vườn, gây tổn thất nặng nề cho bà con nông dân [4].
  • Để kiểm soát và khắc phục kịp thời bệnh hại, có thể sử dụng BS02- Tika. Sản phẩm giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm bệnh của cây, đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Phân bón cho cây dưa lưới giai đoạn ra hoa

Phân bón hóa học

Lân là một trong những nguyên tố cấu tạo nên nhân của tế bào. Vì vậy, phân lân rất cần thiết cho quá trình phân hóa mầm hoa, phân cành, ra hoa và đậu quả [5].

Vì thế, ở giai đoạn này cần bổ sung nhiều phân lân, kali và giảm đạm để kích thích cây ra nhiều hoa. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Canxi - Bo để tăng chất lượng hạt phấn và phẩm chất của hoa.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ, vi sinh ở giai đoạn này giúp cây khỏe mạnh, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phân hóa mầm, ra nhiều hoa và chất lượng hoa được đảm bảo.

  • Bón gốc

- Từ 7 – 10 ngày trước khi trổ bông, cần bón các loại phân hữu cơ được sản xuất, phân phối bởi các đơn vị uy tín trên thị trường.

  • Bón lá 

BS15 - Nuti kích thích ra hoa, đậu trái cho dưa lưới
BS15 - Nuti kích thích ra hoa, đậu trái cho dưa lưới

- Có thể sử dụng BS15- Nuti để phun cho dưa lưới vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Sản phẩm chứa nhiều khoáng đa, trung, vi lượng và tổ hợp vi sinh vật giúp kích thích sự sinh trưởng của cây. Đồng thời, BS15- Nuti còn giúp cây ra nhiều hoa và nở hoa đồng loạt.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Đình Thung (2021), "4 năm ròng mới hiểu tâm tính dưa lưới", Hội nông dân Việt Nam.

[2] ThS. Đoàn Công Nghiêm (2021), " Hướng dẫn kỹ thuật thụ phấn cho dưa lưới trong nhà màng bằng ong mật ", HLC.

[3] Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM (2020), Cẩm nang: Trồng dưa lưới trong nhà màng [trang 21].

[4] Sfarm, “Sâu bệnh hại ở dưa lưới - Cách nhận biết và phòng trừ”.

[5] Nhật Nông Group (2019), "Tác dụng của phân lân đối với cây trồng".