Banner

Chăm sóc và bón phân dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Kích thước chữ

Giai đoạn nuôi trái, tạo ngọt là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sinh trưởng của cây dưa lưới. Kích thước và chất lượng của trái được quyết định trong giai đoạn này, vì vậy chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng cây ở giai đoạn này vô cùng quan trọng.

Chăm sóc cây dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Tưới nước

  • Ở thời kỳ đầu của giai đoạn nuôi trái, bà con cần tăng nước để cây có thể tích lũy dinh dưỡng phát triển trái. Sau vài ngày, khi trái đã đạt được một cân nặng nhất định, cần phải giảm nước để trái có thể bước vào giai đoạn tạo lưới lần 1.

  • Lượng nước tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên, vẫn phải giữ độ ẩm của đất dao động trong khoảng 70 – 80%.

  • Đối với giai đoạn tạo ngọt, muốn trái có màu đẹp và thơm ngon, bà con cần giảm dần lượng nước tưới mỗi ngày để hàm lượng Brix trong trái tăng lên. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì lượng nước ở mức có thể nuôi cây.

Lưu ý: Nếu hàm lượng nước quá thấp có thể dẫn đến hiện tượng héo, chết cây hoặc trái chín sớm.

Tỉa trái

  • Sau khi đậu trái khoảng 5 - 10 ngày có thể tiến hành tỉa trái.

  • Trái được chọn là những trái tròn, không bị méo mó, da láng, nhiều lông tơ và không bị xây xước. Sau khi tìm được trái ưng ý, cần tỉa bỏ hết tất cả các chèo và trái, chỉ giữ lại một trái được chọn để trái có được chất lượng tốt nhất.

Bấm ngọn

  • Sau khi cây được 25 lá thì cần tiến hành bấm ngọn thân chính để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái [1].

Lưu ý: Việc tỉa chồi, bấm ngọn, tỉa trái nên được thực hiện vào buổi sáng nhằm tránh tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập qua vết thương.

Treo trái

Treo trái cho dưa lưới
Treo trái cho dưa lưới
  • Đối với dưa lưới leo giàn, đến khi trái có trọng lượng nhất định, cần phải tiến hành treo trái để hạn chế tình trạng đứt cuốn, tuột dây dưa lưới. Có thể sử dụng các móc treo trái và dây nilon chuyên dụng để treo trái.

Kiểm soát sâu bệnh trên cây dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Sâu hại

  • Ở giai đoạn này, cây dưa lưới có thể bị sâu khoang, rầy mềm, bọ trĩ,… tấn công rất nặng nề. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến giảm suất sản lượng toàn vườn, góp phần làm giảm hiệu quả kinh tế của người dân [2].
  • Bà con có thể tham khảo, sử dụng chế phẩm BS25 - Insect để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại cho cây dưa lưới trong giai đoạn nuôi trái.

Bệnh hại

  • Bệnh thối trái là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với dưa lưới trong thời kỳ nuôi trái. Ngoài ra, các bệnh như: Chạy dây, héo rũ, thối gốc,... cũng là những bệnh đáng lo ngại trong giai đoạn này. Bà con cần ngăn chặn và xử lý kịp thời dịch hại để giảm thiểu tổn thất cho vườn [2].
  • Để kiểm soát và khắc phục kịp thời bệnh hại, bà con có thể sử dụng chế phẩm BS02- Tika. Với thành phần chính là các nấm đối kháng trừ bệnh phổ rộng, giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm bệnh trên cây dưa lưới. Đồng thời, bổ sung thêm vi khuẩn có lợi, giúp hình thành lớp màng sinh học bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại có trong đất..

Bón phân cho cây dưa lưới giai đoạn nuôi trái

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn này, bà con cần tăng đạm trong thời kỳ đầu để giúp cây có thể phát triển trọng lượng trái. Ngoài ra, phân đạm còn kích thích trái tạo lưới dày và đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho trái dưa lưới.

Khi cây bước vào giai đoạn tạo ngọt, bà con cần tăng kali để cải thiện màu sắc của thịt trái, giúp tăng hàm lượng đường và hàm lượng chất rắn hòa tan trong trái. Ngoài ra, nếu thiếu kali, trái sẽ có vỏ dày, ít thịt, có màu nhạt và không có vị ngọt.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây dưa lưới trong giai đoạn này sẽ giúp tăng khả năng chống chịu của cây, giúp cây khỏe, cho trái to và phẩm chất tốt.

  • Bón gốc

- Sử dụng các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín giúp cây chắc khỏe để nuôi trái, tăng năng suất.

  • Bón lá

Canxi bo cho dưa lưới
Bộ đôi cung cấp dinh dưỡng nuôi trái cho dưa lưới

- Bổ sung dinh dưỡng qua lá trong giai đoạn này giúp cây có thể hấp thu nhanh chóng và hiệu quả. Bà con có thể sử dụng BS14 - Amino để bón lá, sản phẩm chứa các khoáng đa, trung, vi lượng giúp cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Đồng thời, BS14 - Amino còn bổ sung thêm acid amin thủy phân giúp tăng sức đề kháng cho cây, tăng độ ngọt và phẩm chất cho trái.

- Ngoài ra, bà con có thể pha chung với BS16 - Canxi – bo để chống rụng trái non, nứt trái và thối trái. Tất cả sản phẩm nêu trên đều có nguồn gốc từ sinh học nên luôn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Xem thêm:

Kỹ thuật thu hoạch dưa lưới

Kỹ thuật bảo quản dưa lưới sau thu hoạch

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM (2020), Cẩm nang: Trồng dưa lưới trong nhà màng [trang 22].

[2] Sfarm, “Sâu bệnh hại ở dưa lưới - Cách nhận biết và phòng trừ”.