Kỹ thuật xử lý giá thể trồng hoa lan

Kích thước chữ

Khác với nhiều loại cây trồng khác, môi trường sống của lan là giá thể. Mỗi loại lan sẽ có cách chọn giá thể khác nhau. Việc chọn, xử lý và phối trộn giá thể đúng phương pháp sẽ giúp cây lan phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp, năng suất cao.

Các cách xử lý giá thể

Xử lý xơ dừa

Xử lý xơ dừa
Xử lý xơ dừa
  • Ưu điểm: Là nguyên liệu quan trọng trong thành phần giá thể trồng lan. Xơ dừa trước khi đưa đi trồng cây phải được xử lý Tanin và Lignin thật kỹ để tránh gây độc cho lan [1].
  • Nhược điểm: Dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục, mặt trên mau khô và nhẹ nên cây dễ đỗ [1].
  • Các bước xử lý xơ dừa:

- Bước 1: Xơ dừa sau khi mua về tiến hành ngâm với nước sạch từ 1 - 3 ngày, xơ dừa phải được ngâm hoàn toàn vào trong nước để loại bỏ hoàn toàn Tanin.

- Bước 2: Sau khi loại bỏ được Tanin, vớt xơ dừa ra xả lại với nước sạch và ngâm vào nước vôi, mỗi ngày đảo 1 lần tiến hành trong suốt 7 ngày.

- Bước 3: Ngâm xơ dừa với nước sạch trong 1 ngày để loại bỏ vôi.

- Bước 4: Ngâm hoặc phun hỗn hợp lý BS01 - Chaetomium và nước lên xơ dừa.

Xử lý dớn

xử lý dớn
Xử lý dớn
  • Ưu điểm: Dớn là sợi của thân và rễ dương xỉ, không bị đóng rêu và hút ẩm tốt [1].
  • Nhược điểm: Dớn quá vụn sẽ dễ mục nát, gây bí, chậu lan không thoát nước.
  • Các bước xử lý dớn:

- Bước 1: Dớn sau khi mua về tiến hành phơi khô sau đó ngâm vào nước từ 2 - 3 ngày, sau đó vớt ra, để ráo.

- Bước 2: Ngâm dớn vào nước vôi ít nhất 3 ngày để khử độc.

- Bước 3: Ngâm hoặc phun hỗn hợp nước và BS01 - Chaetomium lên dớn để loại bỏ nấm bệnh.

Xử lý than củi

Xử lý than củi
Xử lý than củi trồng lan
  • Ưu điểm: Là loại than được đốt từ củi, có độ bền từ 5 - 6 năm và chỉ dùng 1 cỡ cho nhiều loại cây [1].
  • Nhược điểm: Than giữ chất muối và phân bón, cần phải xả nhiều nước 1 - 2 tháng/ lần để giá thể không mặn [1].
  • Các bước xử lý than củi

- Bước 1: Ngâm than vào nước cho đến khi than chìm xuống mặt nước. Trong quá trình ngâm cần thay nước thường xuyên để hạ lượng axit.

- Bước 2: Ngâm hoặc phun hỗn hợp nước và BS01 - Chaetomium lên than.

Xử lý vỏ thông

Xử lý vỏ thông
Xử lý vỏ thông trồng lan
  • Ưu điểm: Là nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan. 
  • Nhược điểm: Vỏ cây là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh lây lan, cần phải theo dõi tình trạng vỏ thường xuyên để thay chậu.
  • Các bước xử lý vỏ thông

- Bước 1: Ngâm vỏ thông vào nước từ 3 - 4 ngày cho đến khi vỏ chìm xuống đáy chậu nước.

- Bước 2: Vớt vỏ thông ra sau đó phun hoặc ngâm hỗn hợp nước và BS01 - Chaetomium để tiêu diệt mầm bệnh trên vỏ.

Một vài công thức phối trộn giá thể [1]

- Lan Dendrobium: 4 phần vỏ thông cỡ vừa + 2 phần vỏ dừa lớn + 2 phần đá xanh hoặc đá xốp + ½ phần gỗ thông đỏ.

- Lan Cattleya, Hồ điệp, Laelia: 6 phần vỏ thông cỡ vừa + 2 phần vỏ dừa lớn + 2 phần đá xanh hoặc đá xốp + 1 phần đá bọt +  ½ phần gỗ thông đỏ.

- Địa lan: 5 phần vỏ thông nhỏ + 2 phần vỏ dừa lớn + 2 phần đá xanh hoặc đá xốp + 1 phần đá bọt +  ½ phần gỗ thông đỏ.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga. Giáo trình hoa lan, Đại học Thái Nguyên - trường Đại học Nông Lâm, trang 63 - 65.