Kỹ thuật chọn giống hoa mai

Kích thước chữ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mai với chủng loại, kích thước và cách nhân giống khác nhau. Tùy vào sở thích, kỹ thuật và nhu cầu thị trường mà người chơi lan cũng như các nhà vườn sẽ có thể lựa chọn các giống mai phù hợp.

Một số kỹ thuật chọn giống hoa mai

Các giống mai có trên thị trường hiện nay

Mai giảo [1]

Mai Giảo
Mai Giảo
  • Hoa lớn, có nhiều cánh, màu vàng, gợn sóng.
  • Đây là giống mai được ghép từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một gốc ghép là mai vàng. Cây có khả năng sống khỏe, dễ trồng và chăm sóc.

Mai Tứ Quý [1]

Mai Tứ Quý
Mai Tứ Quý
  • Hoa có 5 cánh màu vàng chanh, nở quanh năm, nhưng rất mau rụng.
  • Mai Tứ Quý phát triển chậm, cao khoảng 2 - 3m, có khả năng thích nghi cao, chịu được lạnh và nóng và ít nhiễm sâu, bệnh.

Mai Yên Tử [2]

Mai Yên Tử
Mai Yên Tử
  • Đây là loại mai đặc trưng ở vùng núi Yên Tử. Hoa có 5 cánh rời, có mùi thơm đặc trưng.
  • Cây chịu được lạnh, thường nở sau Tết Nguyên Đán (từ giữa tháng Giêng đến tháng 3 Âm Lịch).

Mai vàng 5 cánh tròn [1]

Mai 5 cánh tròn
Mai 5 cánh tròn
  • Hoa có 5 cánh to, tròn, kín.
  • Giống mai này được thị trường khá ưa chuộng và thường được chọn làm vật trưng trong nhà vào dịp Tết. 

Kỹ thuật chọn gốc ghép hoa mai

Gốc mai ghép
Gốc mai ghép
  • Việc chọn gốc ghép tùy thuộc vào sở thích và mục đích của người trồng.Nên chọn gốc khỏe, dáng đẹp, có khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh tốt.
  • Gốc ghép thường được chọn là gốc mai tứ quý, mai rừng 5 cánh.

Kỹ thuật chọn cành lấy mắt ghép

Cành mai lấy mắt ghép
Cành lấy mắt ghép
  • Cành lấy mắt ghép là những cành khỏe mạnh, các mắt ở cuống lá phải còn xanh, hơi phồng lên.
  • Nên chọn các cành có tuổi tương đương với mầm tại gốc ghép, nằm ở vị trí đủ ánh sáng.
  • Không chọn những cành non và những cành nhiễm sâu bệnh.

Kỹ thuật chọn cành giâm

Cành giâm cây mai
Cành giâm cây mai
  • Cây chứa cành giâm có sức sống tốt, không nhiễm sâu bệnh.
  • Độ tuổi cành: Chọn cành có tuổi từ 4 - 10 tháng để giâm.
  • Độ lớn: Chọn những cành có kích thước bằng chiếc đũa.
  • Độ dài: Cành giâm có độ dài nằm trong khoảng 12 - 15cm. Đường kính cành nhỏ thì độ dài ngắn và ngược lại.

Kỹ thuật chọn cành chiết

Chọn cành mai chiết
Chọn cành mai chiết
  • Cành được chọn là những cành ở vị trí từ ½ cây trở lên và có nhiều ánh sáng.
  • Độ lớn: Cành nằm ngoài cùng, có phân nhánh, có kích thước lớn khoảng bằng chiếc đũa.
  • Độ dài: Cành chiết dài khoảng 20 - 30cm. Cành quá dài, lá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra rễ.

Kỹ thuật chọn rễ

Chọn rễ mai làm giống
Chọn rễ mai làm giống
  • Chọn rễ của cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương.
  • Độ ngắn tối thiểu của rễ bằng 13 lần đường kính rễ (rễ càng dài càng tốt).

 

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Tiến Huyền và ctv. Giáo trình mô đun - Trồng và chăm sóc mai vàng - Mã số mô đun: MĐ 02, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 23 - 27 và 46 - 57.

[2] Tài liệu mạng: Lan Ngọc, 2021. Chiêm ngưỡng Đại lão Mai vàng nơi cõi thiêng Yên Tử, Báo Kinh tế và đô thị.