Banner

Kỹ thuật bảo quản lúa sau thu hoạch

Kích thước chữ

Hao hụt trong quá trình bảo quản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng lúa hàng năm. Bảo quản lúa đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con hạn chế được những hư hao và thấy thoát, góp phần gia tăng phẩm chất và sản lượng lúa. Tham khảo kỹ thuật bảo quản lúa sau thu hoạch cùng Bác Sĩ Cây Xanh ngay sau đây.

Các phương pháp làm khô lúa

Phơi nắng

Phơi khô lúa bằng phương pháp thủ công
Phơi khô lúa bằng phương pháp thủ công
  • Lúa sau khi được thu hoạch về tiến hành đổ ra bề mặt sân với độ dày 5 - 10cm sau đó cày đảo lớp trên xuống lớp dưới khoảng 7 - 8 lần/ ngày [1].
  • Nên thường xuyên đảo lúa để tránh hiện tượng hạt khô không đều hoặc những hạt ở mặt trên tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.

Sấy khô

  • Cho lúa vào bồn sấy, nhà sấy hoặc lò sấy với nhiệt độ từ 40 - 45 độ C [2].
  • Khi lúa đạt độ ẩm yêu cầu, tiến hành để nguội ít nhất 6 tiếng, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng bao và bảo quản trong kho chuyên dụng.

Lưu ý: Nếu điều chỉnh nhiệt độ quá cao vì có thế sẽ làm chín hạt hoặc nứt hạt lúa giống, làm cho hạt giống không thể sử dụng được nữa

Điều kiện kho bảo quản

Có nhiều cách bảo quản lúa khác nhau, tuy nhiên tất cả các quá trình bảo quản lúa cần đảm bảo các yêu cầu sau [2]: 

  • Lúa sau khi được làm khô tiến hành cho vào bao. Xếp bao cách tường 40 - 50cm, cách nền kho 20 - 30cm.
  • Nhà kho phải chống thấm, 
  • Kho chứa lúa phải được khử trùng và dọn dẹp sạch sẽ.
  • Thường xuyên kiểm tra mốc, mọt, chuột
  • Phơi lại sau 5 tháng

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, 2016. Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, trang 108 - 109.

[2] Trung tâm khuyến nông quốc gia. Thu hoạch và xử lý sản phẩm phụ.

Xem thêm