Kỹ thuật chăm sóc cây lúa thời kỳ đẻ nhánh

Kích thước chữ

Quá trình chăm sóc, bón phân cây lúa thời kỳ đẻ nhánh sẽ quyết định đến số bông và năng suất lúa sau này. Quản lý nước và bón phân đúng lúc, đúng cách, ruộng lúa sẽ phát triển tốt, ra nhiều nhánh hữu hiệu, ít nhiễm sâu bệnh.

Chăm sóc cây lúa thời kỳ đẻ nhánh

Quản lý nước

Sau sạ 20 - 30 ngày

Quản lý nước cho ruộng lúa
Quản lý nước cho ruộng lúa
  • Đây là thời điểm cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ đẻ nhánh, bà con chỉ nên để nước xâm xấp mặt ruộng.
  • Điều chỉnh và giữ mực nước ổn định từ 3 - 5cm [1].

Lưu ý: Ngập nước quá sâu sẽ khiến cây lúa đẻ nhánh kém.

Từ 30 - 40 ngày sau sạ

  • Tiến hành rút nước, để mặt ruộng khô ráo, thông thoáng. Việc làm này góp phần hạn chế sâu bệnh hại cây lúa trong thời kỳ này [1].

Kiểm soát sâu bệnh trên ruộng lúa giai đoạn nuôi trái

Sâu hại

  • Cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh là thời kỳ sâu đục thân, muỗi hành, rầy nâu, sâu cuốn lá,... phá hại mạnh. Sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect để quản lý các loại sâu rầy này.
  • BS25 - Insect ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại, thu các nấm đối kháng tiêu biểu như: Nấm xanh (Metarhizium spp.), nấm trắng (Beauveria spp.) ở dạng bào tử, đem lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ nhiều loại sâu rầy. Đặc biệt, sản phẩm không ra hiện tượng kháng thuốc, không gây tổn hại đến sức khỏe con người, góp phần bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng.
Sản phẩm trừ sâu côn trùng hại lúa thời kỳ đẻ nhánh
Sản phẩm trừ sâu - côn trùng hại cây lúa

Bệnh hại

  • Đạo ôn, khô vằn, cháy lá vi khuẩn,... là những bệnh phổ biến trên cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh. Bà con tiến hành sử dụng kết hợp sản phẩm BS04 - Trizon BS01 - Chaetomium để kiểm soát và phòng ngừa mầm bệnh gây hại. 
  • Nấm Chaetomium spp. và Trichoderma spp. trong thành phần sản phẩm là những tác nhân nổi trong việc tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh tấn công cây lúa. Đặc biệt sản phẩm có thể dùng để phòng và trừ bệnh, đem lại hiệu lực lâu dài, hoàn toàn an toàn và đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong sản xuất lúa hữu cơ.
Chế phẩm phòng trừ nấm khuẩn hại lúa thời kỳ đẻ nhánh
Bộ đôi phòng trừ nấm,  khuẩn gây bệnh trên lúa

Bón phân cho lúa thời kỳ đẻ nhánh

Bón gốc [1]

  • Thời điểm: Sau sạ 20 - 25 ngày
  • Liều lượng cho 1ha:

- Lúa thuần (trung và ngắn ngày): 60kg Ure + 60kg NPK

- Lúa lai (dài ngày): 60kg Ure + 80kg NPK

Lưu ý: Rút hết nước ở ruộng trước khi bón để tạo hiệu quả cao nhất.

Bón qua lá

  • Bà con có thể tham khảo và sử dụng  phân bón lá BS14 - Amino để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa trong thời kỳ này. Sản phẩm chứa các nguyên tố trung vi lượng như: Kẽm, đồng, magie, canxi cùng amino axit và các vi sinh vật có lợi. 
  • Phun sản phẩm vào giai đoạn 20 - 25 ngày sau sạ sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh nhiều, sinh trưởng tốt, cứng cây đứng lá, chống chịu tốt các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Dinh dưỡng bón lá cho lúa thời kỳ đẻ nhánh
Sản phẩm bón lá kích thích lúa đẻ nhánh

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, 2016. Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, trang 36 - 49.