Kích thước chữ
Cây cam dưới 1 năm tuổi là giai đoạn đòi hỏi người nông dân phải chú trọng đến các kỹ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Vậy cần phải làm gì để có thể đảm bảo được đúng và đầy đủ các khâu chăm sóc này? Mời bà con hãy cùng Bác Sĩ Cây Xanh tham khảo bài viết sau.
Vệ sinh vườn
Thường xuyên dọn sạch các tàn dư, bao bì rác thải để tránh các mầm bệnh gây hại cho cây.
Loại bỏ cỏ dại xung quanh để cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng và nước tưới.
Cần phải loại bỏ các nhánh bị bệnh, tránh lây nhiễm sang các nhánh xung quanh.
Có thể sử dụng rơm rạ, cỏ khô phủ xung quanh cách gốc khoảng 20cm để hạn chế sự bốc hơi, ngăn chặn cỏ dại, côn trùng làm tổ và phá hoại gốc cây.
Tưới nước
Bà con có thể dựa vào những điều kiện sau đây để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây cam:
Dựa vào lượng mưa, tần suất mưa: Nếu trời mưa nhiều hoặc mưa thường xuyên thì không cần tưới, trừ khi cây cam mới trồng và bộ rễ chưa phát triển tốt.
Dựa vào loại đất, độ sâu và mực nước ngầm: Những loại đất có kết cấu thô (cát) giữ được rất ít nước, những loại đất có kết cấu mịn (đất sét) thì giữ nước tốt hơn. Đất sâu hoặc đất có mực nước ngầm gần bề mặt sẽ giữ ẩm lâu hơn.
Nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ càng cao, lượng nước mất đi càng nhiều. Độ ẩm càng thấp thì lượng bay hơi càng lớn.
Có thể sử dụng phương pháp tưới thủ công hoặc tưới nhỏ giọt.
Cắt tỉa, bấm ngọn
Tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các lá, cành mang bệnh, cành vô hiệu để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi chồi nách.
Bấm ngọn và chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều các hướng để cây có bộ tán cân đối, tránh bật gốc, đổ cây vào những mùa mưa bão.
Phòng trừ sâu hại
Phòng trừ bệnh hại
Phân hóa học
Đối với cây cam dưới 1 năm tuổi, bà con chỉ nên bổ sung Đạm cho cây trong thời kỳ này[1].
Tiến hành bón phân Ure trước mỗi đợt cây ra lộc khoảng 15 - 20 ngày để kích thích cây ra lộc tập trung.
Lượng phân hóa học bón cho 1 gốc cam dưới 1 năm tuổi [2]:
Tuổi cây |
Liều lượng (g/ cây/ năm) |
Ure |
|
2 tháng |
30 |
4 tháng |
40 |
6 tháng |
60 |
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang
Lưu ý: Bón cách gốc khoảng 30cm, không nên bón quá sát gốc cây ở giai đoạn này, tránh trường hợp rễ bị tổn thương [3].
Phân hữu cơ vi sinh
Bón gốc
Đối với giai đoạn dưới 1 năm tuổi, cây cam cần dinh dưỡng để phát triển thân lá và bộ rễ. Bón phân vi sinh trong giai đoạn này để giúp cây hấp thu nhanh chóng dinh dưỡng, phát triển xanh tốt, khỏe mạnh.
Sử dụng BS21 - Humic 2 - 3 tháng/ lần để bón cho cây. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi như Trichoderma spp., Saccharomyces cerevisiae, Actinomyces spp. … cùng nguồn Humic cao cấp. Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, sản phẩm còn giúp cải tạo đất, kích thích hệ vi sinh vật phát triển mạnh, hạn chế nấm bệnh vàng lá thối rễ.
Bón lá
Ngoài việc bón gốc, bà con nông dân còn có thể sử dụng BS14- Amino (dinh dưỡng cao cấp) để kích thích quá trình phát triển của cây. Phun sản phẩm lên cây trồng giúp dày lá, sung cây, cây tăng khả năng quang hợp, xanh mướt.
Tài liệu tham khảo
[1] Cách bón phân cho cây cam như thế nào đúng cách. Kênh VTC16
[2] Nguyễn Tấn Đạt và ctv. Kỹ thuật trồng cam sành, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang, trang 4.
[3] Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả có múi của nông dân Trịnh Văn Toàn trên kênh Hoa quả sạch Cao Phong.
Sản phẩm liên quan