Banner
Banner

Nhện đỏ hại cam

Kích thước chữ

Tên thông thường: Nhện đỏ hại cây cam. 

Tên khoa học: Panonychus citri

Các loại cây thường bị hại: Cam, bưởi, quýt, chanh, nhãn,...

Banner
Banner

- Nhện đỏ trưởng thành: màu đỏ, cơ thể hình bầu dục tròn, có nhiều lông, kích thước khoảng 0,35 - 0,4mm, khó quan sát bằng mắt thường [4].

- Trứng: hình cầu, rất nhỏ, có màu đỏ. Trứng đẻ rải rác ở trên trái và ở phần gân chính của mặt trên lá [3]. 

- Ấu trùng: khi mới nở màu trắng vàng, sau đó càng lớn nhện sẽ chuyển sang màu đỏ.

Banner
Banner

- Trên lá: Ban đầu xuất hiện các chấm nhỏ li ti trên bề mặt lá. Khi bị nặng, vết chích hút của nhện sẽ lan rộng ra, có màu ánh bạc, lá bị biến dạng, khô và rụng [1],[2]. 

- Trên quả: Nhện đỏ thường gây hại phần cuống quả, đáy quả và trong các vết lõm của quả. Bên ngoài vỏ bị biến màu, các vết thương do nhện gây ra khi khô lại sẽ tạo thành các vết đốm sần sùi. Nhện xuất hiện và phá hại nhiều sẽ làm quả non bị rụng sớm [2],[3]. 

- Trên cành: Mật độ nhện đỏ cao khiến cành bị còi cọc, kém phát triển, khô và chết [1],[2].

Banner
Banner

- Nhện đỏ tấn công làm cho lá biến dạng, bề mặt lá bị phồng lên, khiến cho quá trình quang hợp của cây kém đi, cây còi cọc và chậm phát triển.

- Cành teo tóp, kém phát triển, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Mật độ nhện dày đặc có thể gây chết cành, làm chậm chu kỳ ra hoa, tạo quả. 

- Các vết hại do nhện gây ra sẽ ảnh hưởng đến hương vị của quả, vỏ quả bị đổi màu, sần sùi, biến dạng, thối quả, nặng có thể gây rụng quả hàng loạt,  làm giảm chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm. Ngoài ra còn gây khó khăn trong việc bảo quản, quả không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu.

  • Biện pháp xử lý hóa học

- Sử dụng thuốc hóa học có chứa các hoạt chất: Flufenoxuron, Petroleum oil,... [5].

Cảnh báo! Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học thường xuyên sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người khi tiếp xúc như: Ngộ độc, ức chế hệ thống miễn dịch, rối loạn nhận thức, các bệnh về ung thư và hệ thống thần kinh,... Đồng thời, tăng nguy cơ rối loạn thần kinh, thay đổi cấu trúc não bộ, hen suyễn,... ở trẻ nhỏ và gây sảy thai ở phụ nữ đang mang thai.  

  • Biện pháp xử lý sinh học

- Bà con nên xử lý nhện đỏ hại cam bằng cách sử dụng BS25 - Insect. Metarhizium spp. và Beauveria spp. Nấm xanh, nấm trắng trong sản phẩm có khả năng tấn công, ký sinh và xua đuổi côn trùng gây hại. Các bào tử nấm bám dính vào cơ thể nhện đỏ, sau đó phát triển và hình thành các sợi nấm đâm thủng tế bào, lấy hết dinh dưỡng và khiến nhện bị nhiễm độc rồi chết đi. Đồng thời, các chủng nấm này còn có nhiệm vụ xua đuổi, khống chế và xử lý các loài côn trùng gây hại trên cây cam như rầy mềm, bù lạch (bọ trĩ), ruồi vàng, rầy chổng cánh,... 

- BS25- Insect là giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ côn trùng gây hại, làm tăng khả năng đề kháng cho cây trồng, phù hợp với xu thế canh tác an toàn và bền vững. Bên cạnh đó, sản phẩm còn góp phần đẩy mạnh giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.   

  • Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect

- Xử lý: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 200 lít nước. 

Phun ướt đẫm thân- cành- lá, đặc biệt là mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây, từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sau đó, tiến hành phun định kỳ 3-4 lần/vụ. 

- Phòng ngừa: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 400 lít nước.

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.

Lưu ý: Để gia tăng tính hiệu quả, nên kết hợp sử dụng BS25- Insect với BS06- Nano Đồng nhằm rút ngắn thời gian, tiêu diệt nhanh chóng, triệt để.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại