Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cây bắp ngô giai đoạn phát triển thân lá (từ 8 đến 18 lá)

Kích thước chữ

Thân, lá và chồi non sẽ phát triển mạnh trong thời kỳ này, nếu cây không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất bắp sau này. Bà con nông dân cần nắm rõ cách thức chăm sóc và bón phân để vườn bắp phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của cây.

Chăm sóc bắp ngô giai đoạn phát triển thân lá

Phủ gốc cho cây bắp ngô

Che phủ đất trồng bắp bằng vải bạt
Che phủ đất trồng bắp bằng vải bạt
  • Chồi bắp phát triển khá mạnh sau khi mầm mọc được khoảng 20 ngày. Rễ và thân cũng tăng về kích thước, cây đã có sức chống chịu nhất định, cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ.
  • Nhiệt độ thích hợp: 20 - 30°C, độ ẩm thích hợp: 70 - 75%. Cũng cần tiến hành che phủ cho đất bằng rơm rạ, vải bạt để giữ độ ẩm và tăng nhiệt độ.

Vun, xới gốc

  • Bà con nông dân lưu ý xới xáo, vun cao luống kết hợp làm cỏ, làm vệ sinh cho ruộng để đất trồng bắp thường xuyên được tơi xốp, sạch sẽ, giúp cây phát triển thuận lợi hơn.

Tưới nước

Tưới rãnh cho ruộng bắp
Tưới rãnh cho ruộng bắp

Tập trung vào tưới rãnh để tiết kiệm thời gian và công sức phải bỏ ra hằng ngày.

  • Ở giai đoạn này, cây bắp cần tưới rãnh ít nhất 2 lần.

- Lần 1 tưới rãnh đầu giai đoạn: Bắt đầu tưới vào lúc cây bắp ra từ 7 đến 9 lá, lượng nước tưới đạt 550 - 650 m3/ha.

- Lần 2 tưới rãnh cuối giai đoạn: Bắt đầu tưới vào lúc cây bắp chuẩn bị trổ cờ phun râu, lượng nước tưới đạt 700 - 800 m3/ha.

  • Tưới theo từng rãnh, cho nước ngập 1/2 luống, để nước đi hết 4/5 chiều dài rãnh thì ngăn nước lại rồi cho nước tự ngấm và đi xuống cuối rãnh.

Kiểm soát sâu, bệnh hại cây bắp giai đoạn phát triển thân lá

  • Sâu hại

- Sâu khoang, sâu keo, sâu đục thân,...  là những tác nhân phá hại nghiêm trọng cho cây bắp trong giai đoạn phát triển thân lá. Chúng, tấn công cây bắp khiến cây bắp phát triển kém. Kiểm soát các loại sâu hại này bằng cách sử dụng BS25 - Insect.

- Sản phẩm có thành phần từ nấm xanh, nấm trắng, đem lại hiệu quả cao, khắc phục được hiện trạng kháng thuốc của nhiều loại sâu, côn trùng. Sử dụng sản phẩm trong canh tác không để lại tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản và môi trường.

  • Bệnh hại

- Khi cây bắp đạt từ 8 - 18 lá, bệnh hại trên lá bắt đầu gia tăng. Nầm bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, gỉ sắt xuất hiện, tấn công và ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và trổ cờ phun hoa của cây sau này. 

- Sử dụng BS02 - Tika để phòng và xử lý những loại bệnh hại trên. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, đem lại hiệu quả cao, bền vững, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và sản xuất nông sản hữu cơ.

Bộ đôi sản phẩm xử lý sâu bệnh cho bắp
Bộ đôi sản phẩm xử lý sâu bệnh cho bắp

Kỹ thuật bón phân cho bắp giai đoạn phát triển thân lá

Ở giai đoạn này có 2 lần bón thúc, để giúp cây có nhiều dinh dưỡng hơn bà con nông dân cần kết hợp với bón phân qua lá.

  • Bón gốc

Bón gốc 2 lần

Lần 1: Khi cây có từ 7 đến 9 lá thì tiến hành bón thúc lần 2

- Lượng phân bón: 140 -150 kg đạm/ha và  60 - 65kg kali/ha [1].

- Cách bón: bón cách gốc từ 10 - 15cm, nên kết hợp vun cao luống và hòa loãng phân vào nước để tưới kết hợp vun cao luống.

Lần 2: Khi cây ở giai đoạn trước trổ 15 ngày thì bón thúc lần 3

- Lượng phân bón: bón với lượng 140 -150 kg đạm/ha và 60 - 70kg/ha kali [1].

- Cách bón: bón cách gốc 10 - 15cm, bón trực tiếp vào đất, kéo đất vun cao luống lần cuối.

  • Bón qua lá
Sản phẩm giúp xanh lá, cứng cây, tăng trưởng tốt
Sản phẩm giúp xanh lá, cứng cây, tăng trưởng tốt

Để lá và thân phát triển mạnh, giai đoạn cây bắp phát triển thân lá, bà con nông dân có thể tham khảo, sử dụng BS14 - Amino. Sản phẩm cung cấp những loại kháng chất cần thiết cho cây bắp, giúp cây tăng trưởng tốt, tạo tiền đề cho giai đoạn trổ cờ phun râu, góp phần nâng cao năng suất và lợi nhuận kinh tế.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Thu (2022), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ đông áp dụng làm đất tối thiểu, Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn.

[2] Hội nông dân tỉnh Cao Bằng (2014). Kỹ thuật trồng, bón phân để ngô đạt năng suất cao.

[3] Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2020), Hướng dẫn kỹ thuật làm ngô đông, Khuyến nông Hà Nội.