Ngâm ủ hạt bắp trước gieo trồng sẽ giúp hạt nảy mầm đều, đồng thời loại bỏ những hạt kém chất lượng, hạt bị bệnh, tạo tiền đề cho cây bắp sinh trưởng khỏe mạnh. Cùng Bác Sĩ Cây Xanh tìm hiểu cách ủ hạt ngô nảy mầm sau đây.
Hướng dẫn cách ủ hạt ngô nãy mầm
Ngâm ủ ngô giống
Điều kiện nước
Cách ủ hạt ngô nảy mầm là ngâm hạt giống trong nước sạch, tốt nhất là nước giếng, không dùng nước bẩn như nước ao, hồ, sẽ dễ làm hỏng hạt giống.
Nước có nhiệt độ phù hợp nhất để ngâm hạt giống bắp là từ 40 - 45°C [1],[2].
Có thể pha nước theo công thức 2 sôi 3 lạnh (3 gáo nước lạnh 2 gáo nước sôi) để đạt được nhiệt độ phù hợp nhất [1],[2].
Thời gian ngâm
Ngâm hạt giống từ 10 - 12 tiếng trong nước ấm vừa pha, đối với bắp đường hoặc bắp dạng nhũ hạt thì ngâm hạt giống bắp từ 5 đến 7 tiếng [1],[2].
Ủ hạt giống bắp ngô
Dụng cụ
Nước ấm hoặc nước mát tùy vào điều kiện thời tiết, ủ mát vào vụ mùa và ủ ấm vào vụ xuân.
Rổ, rá hoặc 1 dụng cụ bất kỳ có khả năng thoát, róc nước.
Vải ướt sạch, không bị dính nấm mốc, có thể mua khăn vải mới.
Các bước tiến hành ủ hạt bắp
Bước 1: Lấy rổ, rá hoặc dụng cụ có khả năng thoát nước đặt lên bề mặt sạch sẽ, khô ráo.
Bước 2: Nhúng ướt miếng vải bằng nước sạch và trải lên trên bề mặt trong của rổ, rá.
Bước 3: Rải đều hạt giống lên bề mặt của mảnh vải ướt sau đó gấp nhẹ nhàng các mép vải lại, ủ từ 20 - 24 tiếng.
Bước 4: Kiểm tra hạt 1 lần cuối sau khi đủ thời gian, hạt sau khi đủ thời gian ngâm ủ sẽ mọc mầm và có thể tiến hành gieo trồng.
Lưu ý khi ủ giống [1],[2]
Trong quá trình ủ cứ sau 8 - 10 tiếng sẽ lấy hạt ra rửa lại với nước rồi tiến hành ủ tiếp.
Nếu hạt chưa nảy mầm hoặc nảy mầm không đều thì tách riêng ra và ủ tiếp những hạt chưa nảy mầm.
Kiểm tra lần cuối, hạt giống nào bị các vết bệnh, hư hỏng thì tiến hành lọc ra.
Với các hướng dẫn cách ủ hạt ngô nãy mầm mà chúng tôi tổng hợp trên đây, hy vọng rằng bà con đã những thêm những thông tin tham khảo bổ ích.