Kỹ thuật xử lý đất trồng bắp ngô

Kích thước chữ

Đất trồng tiềm ẩn nhiều loại mầm bệnh, xử lý đất trước gieo trồng là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong quá trình trồng cây. Đất không được xử lý tốt có thể khiến cây sinh trưởng kém, cho năng suất thấp.

Xử lý đất trước khi gieo hạt bắp ngô

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây bắp ngô

  • Bắp là cây có tính chịu hạn tốt, có thể sống ở đất khô cằn, cần ít nước. Tuy nhiên, nếu không được cung cấp nước đầy đủ cây bắp cũng có thể chết rất nhanh.
  • Đất trồng bắp phải thoáng khí, tầng đất dày, thoát nước tốt, pH đất từ 5,5 - 6,5 [1],[2].
  • Cây bắp phù hợp trồng ở những vùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đất thịt pha cát hoặc đất thịt là những loại đất thích hợp để cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Xử lý cải tạo đất trước gieo trồng bắp ngô

Việc cải tạo, xử lý đất trước khi gieo trồng góp phần giảm từ 60 - 70% các loại bệnh và sâu hại trên cây bắp, giúp bà con nông dân tiết kiệm được nhiều chi phí phòng và chữa bệnh nhiều loại bệnh hại tồn tại trong đất.

Sau đây là các bước xử lý cải tạo đất trước khi gieo trồng.

  • Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng
Loại bỏ cỏ dại
Loại bỏ cỏ dại

- Sử dụng cuốc, cào, máy cắt,.. để tiến hành loại bỏ cỏ dại và tàn dư thực vật trên ruộng.

- Việc dọn dẹp cỏ dài và tàn dư thực vật trước gieo trồng giúp quá trình phát triển của cây trở nên thuận lợi hơn.

  • Bước 2: Làm tơi đất
Làm tơi đất
Làm tơi đất

- Sau khi đã loại bỏ hết các loại rác thải, cỏ dại trên bề mặt ruộng thì tiến hành cày sâu, bừa kĩ.

- Dùng cày thủ công hoặc các loại máy cày nông nghiệp để cày đều toàn bộ bề mặt ruộng.

- Cày sâu, bừa kĩ không những giúp loại bỏ được những vật cản nằm sâu trong đất, mà còn làm đất thoáng khí, loại bỏ được nấm khuẩn gây bệnh.

  • Bước 3: Bón phân bón lót
Phân chuồng ủ hoai mục
Phân chuồng ủ hoai mục

- Trước khi gieo trồng từ 5 đến 7 ngày thì tiến hành bón lót cho cây trồng bằng phân chuồng ủ hoai mục với lượng 8 - 10 tấn/ha [3], [4].

- Có thể kết hợp bón phân chuồng với vôi bột để tiết kiệm thời gian xử lý đất trước gieo trồng.

  • Bước 4: Xử lý nấm bệnh trong đất

Biện pháp thủ công

Bón vôi diệt nấm, cải tạo đất
Bón vôi diệt nấm, cải tạo đất

- Sử dụng vôi bột được bán ở các cửa hàng nông nghiệp uy tín để xử lý mầm bệnh xong đất.

- Liều lượng: 500kg vôi bột/ ha [3].

Lưu ý: Nếu quá lạm dụng việc bón vôi sẽ làm cho đất có pH cao, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Biện pháp hóa học

- Sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học có hoạt chất như Iprodione, Metalaxyl, Mancozeb.

Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV hóa học có thể gây các loại bệnh nguy hiểm trên cơ thể người như ung thư, các bệnh về đường hô hấp,.. Ngoài ra thuốc hóa h còn gây phá hoại môi trường, làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất, khiến đất trở nên nghèo dinh dưỡng.

Biện pháp sinh học an toàn

Sản phẩm xử lý nấm bệnh an toàn trong đất
Sản phẩm xử lý nấm bệnh an toàn trong đất

- Sử dụng các dòng sản phẩm có thành phần Trichoderma spp. để xử lý đất như BS07 - Trichoderma đang là biện pháp được nhiều bà con tin dùng. Sản phẩm có công dụng ủ phân chuồng, diệt các mầm bệnh có trong đất, hạn chế các nấm bệnh phát triển, phòng ngừa các bệnh về vàng lá thối rễ, tuyến trùng do nấm PhytophthoraFusarium gây nên.

- BS07 - Trichoderma có thành phần là các loại nấm, khuẩn có ích như Trichoderma spp., Bacillus spp., Saccharomyces cerevisiae, sản phẩm an toàn với sức khỏe con người, động vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.

- Liều lượng: Pha 1kg/200 - 400 lít nước.

- Cách dùng: Tưới đều và đẫm trên đất trồng. Có thể bón cùng lúc phân bón lót để tiết kiệm thời gian xử lý đất.

 

Tài liệu tham khảo

[1]  Clemson.Edu, pH Values of Common Foods and Ingredients.

[2] Azfarming.Vn, Bảng độ pH đất của từng loại cây trồng.

[3] Phạm Thu (2022), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ đông áp dụng làm đất tối thiểu, Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn.

[4] Nguyễn Thị Thanh Hiểu (2020), Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô đông, Khuyến nông Hà Nội.