Chăm sóc và bón phân dưa lưới giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Giai đoạn trước khi ra hoa, cây cần tập trung dinh dưỡng để phát triển thân, lá, chồi, đặc biệt là rễ. Ở thời kỳ này, bà con cần theo dõi, chăm sóc và có chế độ  tưới tiêu hợp lý để cây phát triển nhanh và mạnh.

Chăm sóc cây dưa lưới giai đoạn cây con

Tưới nước

  • Ở giai đoạn cây con, cây cần tập trung phát triển bộ rễ để làm tiền đề cho sự phát triển về sau.
  • Bà con cần tưới nước để duy trì độ ẩm đất khoảng 65 - 75%, không được tưới quá nhiều vì khả năng chịu ngập úng của dưa lưới rất kém.

Lưu ý: Nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cây còi cọc, sinh trưởng kém và có thể gây chết cây.

Định hướng leo giàn cho cây

  • Khi cây cao khoảng 50cm, cần phải quấn cây vào giàn do thân leo trong thời kỳ này phát triển rất nhanh.
  • Sau đó, tiến hành theo dõi và quấn dây mỗi ngày để tránh cây bị đổ ngã cho đến khi tiến hành bấm ngọn cho cây [1].

Lưu ý: Trong quá trình quấn cần nhẹ nhàng, tránh làm gãy ngọn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dưa lưới.

Kiểm soát sâu bệnh hại trên cây dưa lưới giai đoạn cây con

Thuốc trừ sâu bệnh hại trên dưa lưới
Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh hại giai đoạn cây con cho dưa lưới

Sâu hại

  • Ở giai đoạn này, dưa lưới thường bị bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu vẽ bùa, rầy mềm,... tấn công. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây, thậm chí gây chết cây con [2].
  • Bà con có thể tham khảo, sử dụng BS25 - Insect để kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại cho cây dưa lưới. Sản phẩm được áp dụng công nghệ vi sinh tiên tiến, giúp bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.

Bệnh hại

  • Thời kỳ này cây con rất dễ mắc phải các bệnh như: Thán thư, héo rũ, đốm lá, chết cây con,... Bà con cần phải có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời để kiểm soát bệnh hại, tránh để mầm bệnh lây lan cho toàn vườn, gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của cây [2].
  • Để kiểm soát và khắc phục kịp thời bệnh hại dưa lưới trong thời kỳ này, bà con cần sử dụng sản phẩm BS02 - Tika. Đây là sản phẩm sinh học ứng dụng công nghệ cao, giúp phòng ngừa và diệt trừ nấm bệnh hại trên cây. Ngoài ra, BS02 - Tika còn giúp cải tạo đất, kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Bón phân cho cây dưa lưới giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn này, cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, lá, chồi. Chúng ta có thể sử dụng các phân bón hóa học như NPK, DAP, Ure,… để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

  • Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai mục với BS07 Trichoderma + NPK 16 – 16 – 8 – 13S [3].

  • Bón thúc lần 1: 18 – 20 ngày sau trồng tiến hành bón thúc lần 1 với lượng phân bón cho mỗi gốc từ 5 – 10g ure + 5 – 10g NPK 16 – 16 – 8 [4].

Lưu ý: Bón cách xa gốc khoảng 20cm.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Dưa lưới là một loài cây trồng khó tính, yêu cầu đất trồng phải có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy bà con cần sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đẩy mạnh quá trình phân giải các chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng giúp cây dễ dàng hấp thu.

  • Bón gốc

Phân hữu cơ vi sinh giúp cây ra rễ mạnh, bật chồi nhanh
Phân hữu cơ vi sinh giúp cây ra rễ mạnh, bật chồi nhanh

- Bà con có thể sử dụng các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín, kết hợp với BS21-Humic Bio để cải tạo đất, kích thích cây ra rễ nhanh và khỏe. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ, giúp hạn chế sự có mặt của các tác nhân gây hại trong đất.

  • Bón lá

- Dùng phân bón lá BS14 - Amino để cung cấp các khoáng đa, trung, vi lượng cho cây. Ngoài ra, sản phẩm còn cung cấp thêm các acid amin thủy phân giúp cây dễ hấp thu và ra rễ mạnh. Đồng thời, còn bổ sung vi sinh vật có ích, kích thích tính đề kháng của cây, giúp bảo vệ cây khỏi sự tấn công của nấm bệnh.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM (2020), Cẩm nang: Trồng dưa lưới trong nhà màng [trang 19].

[2] Sfarm,Sâu bệnh hại ở dưa lưới - Cách nhận biết và phòng trừ”.

[3] Cẩm nang cây trồng, Trồng và chăm sóc thế nào để cây dưa lưới đạt hiệu quả kinh tế tối ưu”.

[4] Viện công nghệ sinh học và ứng dụng vi sinh miền nam SIAMB, "Hướng dẫn phân bón cho dưa lưới".