Banner

Kỹ thuật bảo quản hành lá sau thu hoạch

Kích thước chữ

Để có thể lưu trữ rau màu lâu, không ảnh hưởng chất lượng thì cần có biện pháp bảo quản hợp lý. Đối với hành lá, có một số phương pháp bảo quản như:  

Hướng dẫn cách bảo quản hành lá đúng cách

Bảo quản lá hành

Hành lá là cây thân mềm nên rất dễ hư hỏng nên cần có biện pháp bảo quản thích hợp. Đối với hành lá, có thể bảo quản bằng một số phương pháp như: làm giảm cường độ hô hấp, giảm sự thoát hơi nước, … 

  • Làm giảm cường độ hô hấp, hạn chế thoát hơi nước 

- Hô hấp sẽ làm tiêu hao các chất hữu cơ dự trữ, sẽ làm giảm khối lượng và chất lượng hành. Do đó cần phải làm giảm cường độ hô hấp [1]. 

- Quá trình thoát hơi nước diễn ra nhanh và nếu không được bù đắp sẽ làm cho hành héo rũ [1]. 

- Việc dùng bao bì polyethylene (PE) bọc sản phẩm giúp làm giảm bớt cường độ hô hấp, hạn chế sự thoát hơi nước, do đó hành tươi sẽ giữ được lâu hơn [1]. 

- Phương pháp này thường được dùng phổ biến vì nó có khả năng bảo quản được hành lâu.

Bảo quản hành lá trong bao nilong
Bảo quản hành lá trong túi nilon giúp hành tươi lâu hơn
  • Hành được cắt bỏ rễ, lá hư hỏng, bó thành bó và đóng thùng 

- Bảo quản bằng cách bó thành các bó vừa phải sau đó đóng vào các thùng có khả năng thông khí [1]. 

- Tuy nhiên, phương pháp này không thể bảo quản hành trong thời gian dài.

Bảo quản hành theo bó
Bảo quản hành theo từng bó

Bảo quản củ hành 

  • Là quá trình nhằm duy trì ổn định các quá trình sinh lý diễn ra trong cây hành, loại bỏ các chất nhiễm bẩn gây hư hỏng. 
  • Chỉ bảo quản những giống có khả năng giữ được lâu dài. 
  • Hành dùng để bảo quản phải có chất lượng thương phẩm tốt, phải còn nguyên củ, khô, lành; chắc, chín, nhưng không có mầm, có vỏ bên ngoài khô; không mang mầm bệnh và sâu hại. 

Bảo quản bằng cách phơi khô 

- Củ hành sau khi được thu hoạch thì tiến hành loại bỏ bớt lớp vỏ ngoài, cắt bỏ rễ, thân lá hoặc bó thành tứng bó, loại bỏ các củ bị hư, rửa sạch đất, cát và tiến hành phơi hoặc sấy khô [1]. 

Bảo quản bằng túi PE 

- Làm sạch hành bằng cách cắt bỏ gốc, rễ, lá bị hư hỏng, củ dập nát, nhặt sạch đất, cát, vỏ ngoài… sau đó đem rửa sạch bằng nước sạch, làm khô và đóng vào túi nilon [1]. 

 

Tài liệu tham khảo. 

[1] Ths Trần Thị Ba. Kỹ thuật trồng hành lá,Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.