Kích thước chữ
Cây hành có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần cung cấp nước, chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây từ 15 - 30 ngày để cây đẻ tép nhanh, phát triển tốt.
Ở giai đoạn cây từ 15 - 30 ngày tuổi, cây hành cần nước để đẻ tép. Tiến hành cung cấp đủ nước cho cây khoảng 1 - 2 lần/ngày [1].
Lưu ý: Cây hành rất cần nước nhưng độ ẩm của đất không nên vượt quá 80%. Độ ẩm trên 80% cây sẽ dễ bị thối và úng.
Là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây, nước thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng. Sau khi tưới vẫn giữ được lớp đất mặt tơi xốp, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi [1]
Biện pháp kỹ thuật:
+ Với vùng có độ dốc đất thấp, đất nhẹ, xốp, nước phải ngấm hết vào đất sau khi tưới
+ Vùng có độ dốc lớn,chỉ tưới nước 3/4 rảnh.
+ Sau khi tưới rãnh phải đảm bảo đất vẫn giữ được độ thoáng, xốp.
+ Mùa đông, khi tưới nước bằng rãnh cho hành không để độ ẩm đất quá 80%, chỉ đủ vừa ẩm cho đất [1].
Ưu điểm:
+ Không cần tốn chi phí vào đầu tư trang thiết bị
+ Đây là phương pháp tưới bằng cách thẩm thấu nước từ rảnh vào lương nên mặt đất vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ, không gây xói mòn bề mặt.
+ Dinh dưỡng không bị rửa trôi [1].
Nhược điểm:
+ Cần tốn nhiều thời gian để nước thấm vào đất.
+ Phương pháp này tốn nước khi áp dụng để tưới ruộng lớn, dài.
- Một số loại sâu gây hại cây hành thời kỳ cây từ 15 - 30 ngày tuổi là: dòi đục lá, bọ trĩ,... Các loại côn trùng này gây hại mạnh trên lá, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người trồng hành.
- Dùng BS25 - Insect để ngăn ngừa và xử lý sâu gây hại một cách hiệu quả. Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại, không gây hiện tượng lờn thuốc, giúp giảm lượng sâu, côn trùng trên hành một cách đáng kể.
- Khô đầu lá, sương mai, đốm vòng… là những bệnh thường gặp trên cây hành giai đoạn từ 15 - 30 ngày tuổi. Bệnh gây hại mạnh sẽ hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây cũng như hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.
- Phòng trừ các loại mầm bệnh gây hại này bằng cách sử dụng BS02 -Tika. Sản phẩm có nguồn gốc vi sinh, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát nấm bệnh gây hại, hoàn toàn an toàn đối với con người và môi trường.
Phân hoá học
Cây hành luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Ở giai đoạn này, cây cần bổ sung đầy đủ đạm và lân để phát triển bộ rễ và ra lá mới.
- Lần 3: sau trồng 21 ngày, kết hợp 19 kg NPK 16-16-8 với 1,5 kg KCl [1]
- Lần 4: sau trồng 28 ngày, sử dụng 17kg DAP và 2,5 kg KCl [1]
Lưu ý: Nên chia lượng phân bón ra thành nhiều lần bón. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra dư thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng thấp.[1]
Phân bón hữu cơ vi sinh
Sử dụng BS21 - Humic vi sinh để cải tạo đất, gia tăng hệ vi sinh vật trong đất, thích cây ra rễ mạnh, lá xanh, khỏe và hạn chế nấm bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học nên rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Phân bón lá giúp cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ, khoáng, đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây hành phát triển. Bà con có thể tham khảo và sử dụng BS14 - Amino để bổ sung dưỡng chất cho cây trong giai đoạn này.
Sản phẩm chứa các amino hữu cơ cùng các khoáng trung vi lượng, giúp cho lá to, cây quang hợp tốt, sinh trưởng khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
[1] Ths Trần Thị Ba. Kỹ thuật trồng hành lá,Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.