Banner

Chăm sóc, bón phân cho hành giai đoạn từ 1 - 15 ngày tuổi

Kích thước chữ

Ở giai đoạn cây con, hành vẫn còn yếu, khả năng đề kháng của cây thấp, dễ bị sâu bệnh phá hoại nên cần chăm sóc kỹ lưỡng và bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt hơn. 

Cách chăm sóc cây hành giai đoạn từ 1 - 15 ngày tuổi

Giặm hành 

  • Khoảng 5 - 7 ngày sau khi trồng tiến hành kiểm tra ruộng, giặm những cây bị chết đồng thời tỉa bỏ những cây kém phát triển hoặc nhiễm sâu bệnh. 
  • Việc giặm hành cần được thực hiện sớm (ngay sau khi cây mọc hoặc hồi xanh) để đảm bảo khoảng cách, mật độ cho ruộng hành phát triển đồng đều. 

Làm cỏ, xới đất cho cây hành

  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, làm cỏ kịp thời tránh để cỏ phát triển nhiều, tranh chấp ánh sáng, nước, dinh dưỡng với hành. 
  • Xới xáo để đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng và không bị dí chặt [1]. 
  • Việc làm cỏ, xới xáo ở giai đoạn đầu sẽ giúp cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe[1]. 

Tưới nước cho cây hành

  • Hành là cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng [1]. 
  • Độ ẩm đất thích hợp để cây phát triển dao động từ 75 - 80%, nguồn nước để tưới cho hành phải đảm bảo là nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn [1]. 
  • Có thể tưới nước cho hành bằng một số phương pháp như tưới rãnh, tưới phun mưa, tưới bằng vòi hoặc ô doa.
    Tưới nước cây hành
    Hệ thống phun tưới 

Kiểm soát sâu bệnh hại hành lá

  • Sâu hại 

- Ở giai đoạn cây non, hành thường bị sâu xanh da láng, sâu keo,... tấn công. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến cây bị trơ trụi, không phát triển được hoặc cây con có thể bị chết. 

- Bà con sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng gây hại trên cây hành. Sản phẩm giúp kiểm soát nhanh chóng tình hình sâu hại, hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. 

  • Bệnh hại 

- Sương mai, đốm vòng là những bệnh mà cây hành thường nhiễm trong giai đoạn cây từ 1 - 15 ngày tuổi. Bà con cần có biện pháp chủ động phòng ngừa để bảo vệ cây khỏi những tác nhân gây các bệnh này, tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng 

- Sử dụng BS02 - Tika để phòng trừ nấm bệnh hại trên cây hành. Sản phẩm với thành phần chính là các nấm đối kháng có khả năng ký sinh, tiết enzyme tấn công  nhiều loại mầm bệnh, góp phần kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ cây hành khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Bộ đôi sản phẩm hỗ trợ cây hành giai đoạn cây con
Bộ đôi sản phẩm hỗ trợ xử lí sâu bệnh giai đoạn cây con

Bón phân cho cây hành lá

Hành là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần phải cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống của cây [1]. 

Giai đoạn đầu cây hành cần loại phân với hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây, bà con nên chọn loại phân có hàm lượng đạm cao [1]. 

Phân hoá học 

  • Liều lượng bón cho 1.000m2. 

- Sau trồng 7 ngày: Bón 4,5kg urê [1]. 

- Sau trồng 14 ngày: Bón 14kg DAP kết hợp với 15kg KCl [1]. 

  • Cách bón: Phân bón được hoà vào nước và tưới lên trên luống hành 

Phân bón hữu cơ vi sinh 

Bón phân hữu cơ vi sinh để cung cấp thêm các dưỡng chất giúp cây khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại.  

  • Bón gốc 

Giai đoạn này cây con còn yếu nên cần chất dinh dưỡng cho rễ phát triển tăng đề kháng. Sử dụng BS21- Humic để kích thích cây ra rễ mạnh, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây, giúp cây khỏe, lá xanh. 

  • Bón lá 

- Sử dụng sản phẩm bón lá BS14 - Amino có chứa các khoáng đa trung vi lượng cần thiết để cây hành phát triển. 

- Đặc biệt, thành phần sản phẩm còn bao gồm amino acid thuỷ phân cùng các vi sinh có ích, giúp điều hoà sinh trưởng, cung cấp dưỡng chất cho cây hành phát triển rễ, lá và gia tăng sức đề kháng.

Humic hỗ trợ ra rế nhanh
Humic hỗ trợ cây ra rễ nhanh

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Ths Trần Thị Ba. Kỹ thuật trồng hành lá,Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.