Hoa hồng là loại hoa lâu năm, trồng một lần có thể thu hoa từ 3 - 5 năm vì vậy việc cải tạo, xử lý đất trồng cây vô cùng quan trọng. Đất trồng chiếm vị trí quan trọng quyết định tuổi thọ của cây, năng suất và chất lượng hoa.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây hoa hồng

Đất là nơi cung cấp nước, dinh dưỡng, không khí, có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trồng hoa hồng. Đất trồng phù hợp là điều kiện kiên quyết, quyết định năng suất và chất lượng hoa.

  • Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản đối với đất trồng hoa hồng [1],[2]:
  • Đất tơi xốp, thoát nước tốt, thoáng khí, giàu hữu cơ.
  • Đất có tầng canh tác ít nhất là 50cm.
  • Độ pH đất trồng cây hoa hồng thích hợp dao động từ 6 - 6,5.
  • Đất không thông thoáng khí rễ hoa hồng có màu đen, thường bị nứt nẻ và dễ nhiễm bệnh.
  • Nếu đất không đạt yêu cầu cần phải tiến hành xử lý, cải tạo.

Xử lý đất trước khi trồng hoa hồng

Trồng hoa hồng trên đất

Trồng hoa hồng trên đất
Hoa hồng được trồng trên nền đất

Để cây hoa hồng sinh trưởng và cho năng suất cao, bà con cần cải tạo cho đất tơi xốp bằng việc bón thêm các loại phân hữu cơ hoai mục, mùn rác hoặc than bùn.

  • Bước 1: Vệ sinh vườn

- Dọn dẹp sạch sẽ rác thải và cỏ dại trên vườn.

  • Bước 2: Bón vôi và cày bừa đất

- Bón vôi để cải thiện độ chua của đất với liều lượng 200kg/ 1.000 m2, sau đó tiến hành cày lật đất với độ sâu khoảng 45 - 50cm và bừa kỹ từ 2 - 3 lần [3].

  • Bước 3: Bón phân lót

- Sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục, Super Lân và các loại phân vi sinh để bổ sung dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp cho đất.

- Liều lượng cho 1.000 m2 như sau: Phân chuồng hoai mục: 3 tấn; Super lân: 40 - 50kg; Phân vi sinh: 280 - 300kg [3].

  • Bước 4: Xử lý đất bằng sản phẩm BS09 - RyzenBS07 - Trichoderma 

- Pha BS09 - RyzenBS07 Trichoderma với liều lượng 500g BS09 + 1kg BS07  pha với 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng. Có thể bón cùng lúc phân bón lót và Trichoderma để tiết kiệm thời gian xử lý đất.

- BS09 và BS07 có thành phần là các chủng vi sinh đối kháng mạnh như Trichoderma spp., Chaetomium spp., … giúp tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất và phân bón, đồng thời còn góp phần phân giải các chất hữu khó tan, giúp đất tơi xốp, cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

Trồng hoa hồng trong chậu

Trồng hoa hồng trong chậu
Trồng hoa hồng trong chậu
  • Chuẩn bị và xử lý giá thể

- Đất trồng: Đất có khả năng thoát nước tốt như đất thịt nhẹ pha cát, hoặc có thể mua đất sạch bán ở trên mạng như đất Tribat, đất hữu cơ đã xử lý,…

- Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục (phân bò, phân heo, phân gà, phân dê,...ủ hoai) hoặc phân trùn quế. Bạn có thể mua ở trên các trang thương mại điện tử hiện nay như shopee, Lazada hoặc tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp,…

- Vỏ trấu hun: Cần phải khô ráo, không sử dụng trấu ướt, bị mốc.

- Xỉ than đã qua xử lý: Xỉ than tổ ong đã đập nhỏ, ngâm với nước 3 ngày và xả lại nhiều lần, phơi khô và sử dụng dần.

- BS09 - Ryzen và BS07 Trichoderma: Xử lý đất, xơ dừa và nấm bệnh có trong đất trước khi tiến hành trồng.

- Xơ dừa đã được xử lý

  • Cách trộn giá thể

Bước 1: Trộn đất

- Trộn giá thể đã qua xử lý ở trên theo tỷ lệ: Đất thịt: 30% + Trấu hun 30% + Phân chuồng ủ hoai: 20% + Xỉ than: 10% + Xơ dừa: 10%.

Bước 2: Xử lý đất bằng BS09 - Ryzen + BS07 Trichoderma 

- Pha BS09 - RyzenBS07 Trichoderma với liều lượng 500g BS09 + 1kg BS07  pha với 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng.

- Bộ đôi sản phẩm giúp tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất, phân bón, giúp phân giải các chất hữu cơ khó tan thành dạng cây dễ hấp thu.

Thuốc đặc trị nấm trong đất; Xử lý đất bằng Trichoderma; Cách xử lý đất bằng vôi bột; Thuốc xử lý đất trước khi trồng cây; Xử lý đất bị sâu bệnh; Trichoderma tưới gốc hoa hồng; Cách xử lý nấm bệnh trong đất;
Sản phẩm xử lý nấm đất

 

Tài liệu tham khảo

[1] Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Quang Thạch, 2002. Cây hoa hồng và kỹ thuật trồng, NXB Lao động xã hội, trang 25.

[2] Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2007. Giáo trình cây hoa, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 45.

[3] UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014. Quyết định về việc ban hành các Quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt áp dụng cho 17 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ninh, trang 145 - 146.