Kỹ thuật bảo quản hoa hồng

Kích thước chữ

Hoa hồng nếu không được xử lý và bảo quản tốt rất dễ hư hỏng. Để cành hoa hồng giữ được chất lượng cao, hạn chế hư hỏng, bà con cần phải có cách xử lý và bảo quản đúng cách. Tham khảo các cách bảo quản dưới đây để giữ hoa hồng đạt được chất lượng tốt nhất.

Xử lý hoa hồng sau cắt

  • Hoa sau khi cắt xong tiến hành cắm vào ⅓ cuống hoa vào thùng nước sạch, sau đó đưa vào nơi thoáng mát.
  • Loại bỏ cành hoa già, sâu bệnh, xấu, không đủ tiêu chuẩn.
  • Cắt bro những mầm non trên cành.
  • Phân loại hoa theo từng loại để dễ dàng bảo quản

Bảo quản hoa bằng hóa chất

Để bảo quản hoa được lâu, bà con có thể sử dụng các hóa chất sau

  • Dung dịch dưỡng cành

- Hoa sau khi cắt bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng. Duy trì dinh dưỡng nuôi cành bằng cách sử dụng dung dịch Glucoza, Sacaroza 3 - 5% trong quá trình bảo quản [1],[2]

  • Sử dụng chất ức chế nấm bệnh

- Khi cắt hoa, sẽ tạo thành vết thương cơ giới, tạo điều kiện để vi sinh vật gây tắc mạch khiến hoa không hút được nước dẫn đến héo nhanh chóng.

- Sử dụng dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc 8 - OH [1],[2].

Bảo quản hoa trong kho lạnh

- Hoa hồng sau khi cắt về đưa vào kho lạnh, điều chỉnh nhiệt độ từ 2 - 5 độ C, độ ẩm 85 - 90%.

Kích thích hoa nở

- Bà con có thể kích thích hoa hồng nở bằng cách nhúng và chúng vào dung dịch axit Limonic 500mg/ lít sau đó ngâm ở nhiệt độ 23 - 25 độ C, độ ẩm 80%.

Bó cành, đóng thùng

  • Sau khi phân loại và xử lý hoa, tiến hành bó các cành hoa hồng lại với nhau (50 hoặc 100 cành/ bó).
  • Nếu vận chuyển xa dùng hộp giấy, kích thước 80 x 20 x 30cm hoặc 100 x 30 x 30,5 (chứa 700 cành/ hộp) [1].
  • Dùng màng nilon lót dưới đáy thùng để giữ ẩm. Khi đóng thùng cần cánh gia làm trầy xước vỏ.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo, Nguyễn Xuân Linh, 2012. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, trang 50, 51.

[3] Phạm Thị Minh Tâm, Nguyễn Phạm Hồng Lan, 2017. Giáo trình hoa và cây kiểng, NXB Nông Nghiệp, trang 125.