Kích thước chữ
Nhân giống lan được chia thành hai phương pháp chính: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Việc lựa chọn phương pháp và cách nhân giống sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của cây, kỹ thuật và kinh tế của nhà vườn cũng như người trồng lan.
Đây là phương pháp sử dụng các nhánh già để tạo thành cây mới, được áp dụng với các loại lan: Cymbidium, Dendrobium, Brassia, Lycaste, Cattleya và các giống lai.
Phương pháp tách cây thường được tiến hành khi cây bò ra khỏi mép chậu hoăc khi giá thể hết tác dụng. Dưới đây là các bước nhân giống bằng phương pháp tách cây:
Chọn các nhánh có chiều dài khoảng 8 - 10cm, không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Dùng dao đã được khử trùng đã sát khuẩn, tách nhánh ra khỏi cây mẹ, sau đó bôi vôi lên vết cắt để sát khuẩn.
Vùi lỗ và trồng cây vào chậu, trước khi trồng tưới thêm nước cho giá thể.
Sau khi trồng ngưng tưới 3 - 5 ngày.
Khi vết cắt liền sẹo tiến hành tưới nước để cố định bộ rễ.
Giâm cành hay còn gọi là phương pháp nuôi cấy mắt. Phương pháp này được áp dụng trên các loại lan: Dendrobium, Phalaenopsis, Vanda và loại giống lai.
Dùng dao bén, được khử trùng cắt một đoạn mắt dài khoảng 3cm ở phía trên và mắt của cành hoa.
Đất nền giâm cày có thể là đất vụn hoặc rễ cây lục bình phơi khô.
Tiến hành cho đất nền vào khay và tưới nước vừa ẩm.
Đặt mặt cây giống nằm ngang trong đất trồng, phần mắt của cây nằm ở phía trên.
Sau khi đặt đặt ghép vào khay, tiến hành đậy khay bằng lớp nhựa để giữ ẩm.
Thường xuyên chăm sóc, tưới nước cho mắt ghép. Khoảng 4 tuần khi mắt lan nảy chồi, tiến hành mở lớp phủ nhựa.
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Văn Chung và ctv, 2010. Nghề trồng hoa lan: Giáo trình mô đun chuẩn bị giống hoa lan, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trang 6 - 16.