Kỹ thuật làm đất trồng cây hoa mai

Kích thước chữ

Chất trồng (đất, cát, vụn xơ dừa,..) là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mai. Chất trồng phù hợp, không chứa mầm bệnh sẽ tạo tiền đề tốt để cây mai phát triển. Việc xử lý chất trồng cây mai phải được thực hiện trước khi trồng khoảng 2 tháng. 

Xử lý đất trước khi gieo trồng cây mai trong chậu

Chọn nguyên vật liệu trồng mai phù hợp

Giá thể trồng hoa mai
Giá thể trồng hoa mai

Tùy thuộc vào phương pháp và điều kiện kỹ thuật, mà người trồng mai có thể lựa chọn chất trồng phù hợp. Dưới đây là một số chất trồng được nhiều nhà vườn và người trồng mai sử dụng.

  • Đất

- Cây mai không kén đất trồng, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển nhất, người chơi lan nên chọn đất trồng tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt.

- Các loại đất thường được sử dụng để trồng cây mai trong chậu là: đất thịt, đất sét pha cát và đất sạch được sản xuất và phân phối bởi những đơn vị uy tín.

  • Cát

- Cát trồng mai là loại cát có hạt mịn, có phù sa, thường dùng để san lấp nền trong xây dựng.

  • Vụn xơ dừa

- Chọn vụn xơ dừa là những hạt có đường kính 1 - 2mm, xốp, nhẹ, nằm giữa vỏ dừa và gáo dừa.

- Vụn xơ dừa phải được xử lý Tanin và Lignin thật kỹ.

  • Tro, trấu

- Tro trấu dùng để trồng mai ở dạng được đốt chưa hoàn toàn (than tro còn hình dạng vỏ trấu).

- Tro trấu đã được rửa mặn bằng cách tưới nước nhiều lần sau khi đốt [1]

  • Các bước xử lý đất trước gieo trồng:

-Bước 1: Chuẩn bị giá thể phối trộn bao gồm đất, cát, vụn xơ dừa, tro, trấu.

- Bước 2: Trộn hỗn hợp giá thể theo tỉ lệ 1 xơ dừa: 1 tro trấu: 1 cát (đất): 1 phân hữu cơ.

- Bước 3: Sử dụng sản phẩm BS07 - Trichoderma để xử lý triệt để mầm bệnh có trong hỗn hợp giá thể trồng cây.

Sản phẩm xử lý nấm đất
Sản phẩm xử lý nấm đất

Xử lý đất trước khi gieo trồng cây mai trên đất

Phương pháp lên luống trồng mai sẽ phụ thuộc vào tình trạng đất và tình hình ngập lụt cũng như thói quen canh tác của từng địa phương.

Các bước chuẩn bị đất trồng cây mai

  • Bước 1: Cày bừa kĩ kết hợp xử lý cỏ dại và gốc rễ cây lớn (nếu có)

  • Bước 2: Đào hố trồng cây

- Dùng các loại máy cơ giới để đào hố, nên đặt riêng lớp đất mặt và lớp đất giữa về hai phía khác nhau.

- Kích thước hố đối với đất thấp: Hố sâu 40 - 60cm; đường kính 80 - 100cm [2].

- Kích thước hố đối với đất cao: Hố sâu khoảng 50cm; đường kính khoảng 60 - 70cm [2].

Lưu ý: Đối với đất cũ, nên chọn vị trí mới để đắp hố để hạn chế các ổ sâu bệnh cũ đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây cây phát triển.

  • Bước 3: Bón lót

- Tiến hành trộn đất với hỗn hợp bón lót bao gồm: 30 - 50kg phân chuồng + 0,5kg Supe Lân + 1 - 1,5kg [2].

  • Bước 4: Xử lý Trichoderma

- Đất và hỗn hợp bón lót sau khi được trộn từ 10 - 15 ngày tiến hành xử lý BS07 - Trichoderma.

- Sản phẩm với thành phần bao gồm nhiều chủng Trichoderma spp., đem lại hiệu quả phòng trừ nấm bệnh gây hại cao đồng thời góp phần cải thiện chất lượng đất trồng.

  • Bước 5: Lấp hỗn hợp đã phối trộn vào hố

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thái Văn Thiện, 2008. Kỹ thuật trồng mai vàng, NXB Nông Nghiệp, trang 51 - 53.

[2] Nguyễn Tiến Huyền và ctv. Giáo trình mô đun - Trồng và chăm sóc mai vàng - Mã số mô đun: MĐ 01, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 78 - 81.