Chăm sóc cây quýt thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Thời kỳ khai thác, cây quýt bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến năng suất mùa vụ. Bà con cần chú ý chăm sóc cây thật kỹ đặc biệt là thời gian cây phân hóa mầm hoa và tạo quả.

Hướng dẫn chăm sóc cây quýt thời kỳ khai thác

Xử lý ra hoa cho cây quýt

Kỹ thuật chăm sóc
Kỹ thuật xử lý ra hoa cho cây quýt
  • Thời gian xiết nước khoảng 3 tuần, khi thấy lá hơi héo tiến hành cho nước vào mương cách mặt đất 20  - 30cm trong vòng 12 giờ, sau đó rút bớt nước để không làm cây mất sức [1].
  • Mục đích của việc xiết nước là giúp cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi cho quá trình chăm sóc , bón phân và thu hoạch.

Tỉa cành cây quýt

Kỹ thuật chăm sóc
Cắt tỉa cành quýt thời kỳ khai thác
  • Tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành già, cành gãy, cành mọc sâu trong tán, cành không có khả năng mang quả,...[2].
  • Thường xuyên cắt tỉa, tạo tán để giúp tạo độ thông thoáng cho cây, giảm thiểu sâu bệnh hại, cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Chăm sóc nuôi quả

  • Giai đoạn cho quả, tiến hành dùng kéo cắt tỉa những quả nhỏ, quả biến dạng, hư hỏng, quả bị sâu bệnh hại, quả có tính thẩm mỹ kém,...
  • Công việc này sẽ loại giúp bà con loại bỏ sớm những quả kém chất lượng, cây tập trung được nhiều dinh dưỡng để nuôi những quả khác có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây quýt

Sâu hại

  • Các loài sâu hại phổ biến gây hại trên cây quýt thời kỳ khai thác là rệp sáp, rầy mềm, sâu đục thân, sâu vẽ bùa,... Chúng chủ yếu gây hại trên hoa và quả non làm cho hoa dễ rụng, quả biến dạng, thối đen, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây.
  • Biện pháp phòng trừ sâu hại an toàn, mang lại hiệu quả cao hiện nay là sử dụng BS25 - Insect. Các chủng nấm đối kháng trong sản phẩm có khả năng ký sinh, gây bệnh và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại nhanh chóng, tiết kiệm chi phí sản xuất cho bà con nông dân.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Khắc tinh của rệp sáp - rệp vảy ốc hại quýt

Bệnh hại

  • Vàng lá gân xanh, ghẻ nhám, loét vi khuẩn, nứt thân xì mủ,... là những bệnh hại chủ yếu trên cây quýt ở giai đoạn này. Bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng quả, vì vậy bà con cần có các biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế hậu quả do nấm bệnh để lại.
  • Sử dụng BS01 - Chaetomium để xử lý và phòng trừ bệnh hại trên cây quýt thời kỳ khai thác. Thành phần chứa các chủng vi sinh vật có lợi, giúp đem lại hiệu quả phòng trừ nấm khuẩn cao, an toàn đối với sức khỏe của con người và môi trường.
Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh
Chuyên xử lý bệnh ghẻ loét trên cây quýt thời kỳ khai thác

Kỹ thuật bón phân cây quýt

Phân hóa học 

  • Lượng phân bón hóa học được tính cho một cây quýt giai đoạn khai thác là 400 - 600g Urê + 400 - 800g Supe lân + 400 - 500g KCl [3].
  • Chia làm 4 lần bón trong năm, cụ thể [4]:

- Lần 1: Trước khi cây ra hoa bón 1/3 Urê

- Lần 2: Sau khi đậu quả 6 - 8 tuần, bón 1/3 Urê + 1/2 KCl

- Lần 3: Trước khi thu hoạch quả 1 - 2 tháng, bón 1/2 kCl còn lại

- Lần 4: Sau khi thu hoạch bón toàn bộ Lân và 1/3 Urê.

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Thời kỳ khai thác, cây quýt cần rất nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho quá trình ra hoa tạo quả, vì vậy bà con nên sử dụng phân bón gốc BS21 - Humic vi sinh. Sản phẩm chứa nhiều vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, giúp cây hấp thu tốt hơn, phát triển khỏe mạnh hơn.

  • Bón lá

Sử dụng BS15 - Nuti để bón lá cho cây giai đoạn khai thác, các vi lượng như Bo, Zn,... trong sản phẩm có khả năng kích thích hoa nở đồng loạt, tăng khả năng đậu quả, hạn chế rụng quả con, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây nuôi quả.

Kỹ thuật bón phân
Kích thích ra hoa đậu trái cho cây quýt

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang - Trung tâm khuyến nông (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường.

[2] Phạm Thu (2020), Chăm sóc cam, quýt giai đoạn nuôi quả đến thu hoạch. Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn.

[3] Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Lâm Đồng - Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng, Kỹ thuật canh tác quýt.

[4] Fao.org (2021), Cách trồng và chăm sóc cây Quýt Đường cho năng suất cao.