Thời kỳ 1 - 3 năm tuổi là lúc cây quýt đang tập trung phát triển bộ khung tán. Giai đoạn này cây yêu cầu chế độ chăm sóc khá cao. Vì vậy bà con cần tập trung cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây để tạo tiền đề phát triển cho các giai đoạn tiếp theo.
Hướng dẫn chăm sóc cây quýt 1 - 3 năm tuổi
Tưới nước vườn quýt
Quýt rất mẫn cảm với nước, tuy nhiên lại chịu hạn rất kém, vì vậy bà con cần chú ý cung cấp đủ ẩm cho cây phát triển đặc biệt là vào mùa khô.
Thời kỳ khô hạn, trung bình 1 tuần tưới 1 lần để đảm bảo độ ẩm đất luôn được giữ ở khoảng 50 - 60% [1],[2].
Làm cỏ cho vườn quýt
Thường xuyên dọn cỏ trong vườn quýt đặc biệt là khu vực xung quanh gốc cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, tạo độ thoáng thoáng trong đất,...
Có thể trồng một vài loại cỏ như cỏ rau trai, cỏ lá tre, cây họ đậu,... trong vườn quýt để giữ ẩm cho đất, hạn chế đất bị rửa trôi, cố định đạm, giúp cây phát triển khỏe mạnh [1].
Tỉa cành, tạo tán cây quýt
Sau khi cây đã ổn định, dùng kéo sắc bầm ngọn sao cho cây chỉ cao khoảng 30 - 40cm, để từ 6 - 8 mầm khỏe cách nhau 7 - 10cm. Đồng thời đốn bỏ các cành già, bành sâu bệnh để kích thích cây phát triển cành mới [3].
Mục đích của việc này là giúp cây quýt có bộ khung tán hợp lý, tận dụng được không gian, dinh dưỡng, ánh sáng, hạn chế sâu bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc [1].
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây quýt
Sâu hại
Giai đoạn 1 - 3 năm tuổi, cây quýt phải chịu sự tấn công của nhiều loài sâu - côn trùng như rệp sáp, rầy mềm, sâu bướm phượng, nhện đỏ,... Chúng tập trung gây hại trên các chồi non làm cụt chồi, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây.
Bà con nên sử dụng BS25 - Insect để kiểm soát, ngăn chặn các tác nhân có hại tấn công cây trồng. Sản phẩm phù hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mang lại hiệu quả cao, lâu dài, đặc biệt cực kỳ thân thiện với môi trường.
Bệnh hại
Ngoài sâu hại, cây quýt ở thời kỳ này còn bị tấn công mạnh bởi nhiều loại nấm khuẩn khác. Một số bệnh điển hình phải kể đến như ghẻ nhám, loét vi khuẩn, thán thư,... Bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế các hậu quả do nấm bệnh gây ra trên cây quýt.
Giải pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao lúc này là sử dụng BS01 - Chaetomium. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi, giúp tiêu diệt tế bào nấm bệnh hiệu quả, cải thiện chất lượng đất, giảm thiểu chi phí đầu tư cho bà con nông dân.
Kỹ thuật bón phân cây quýt
Phân hóa học
Lượng phân hóa học sử dụng cho 1 cây quýt/năm giai đoạn cây 1 - 3 năm tuổi là : 100 - 300g Urê + 300 - 400g Supe lân + 100 - 300g KCl [4].
Trong đó, lượng phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau, còn phân Urê và Kali chia làm 3 lần bón [3]:
- Lần 1 (Tháng 1 - 2): Bón 30% Urê;
- Lần 2 (Tháng 4 - 5): Bón 40% Urê + 100% KCl;
- Lần 3 (Tháng 8 - 9): Bón 30% Urê còn lại.
Phân hữu cơ vi sinh
Bón gốc
Để tăng lượng dinh dưỡng trong đất, phân giải các hợp chất khó tan trong phân hóa học, bà con nên sử dụng BS21 - Humic vi sinh để tưới gốc. Sản phẩm chứa nguồn Humic nhập khẩu cùng với các chủng vi sin vật có lợi, có khả năng cải thiện chất lượng đất, giúp cây ra rễ mạnh, cành lá xanh tốt.
Bón lá
Sử dụng dinh dưỡng bón lá cao cấp BS14 - Amino cho cây quýt ở giai đoạn kiến thiết cơ bản giúp cây ra rễ mạnh, hấp thu nhanh, xanh lá, mập chồi, khỏe cây.
Tài liệu tham khảo
[1] Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang - Trung tâm khuyến nông (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường.
[2] Mạnh Cường (2021), Cách trồng và chăm sóc cây quýt theo phương pháp tưới nhỏ giọt. Dịch vụ Nông nghiệp Công Nghệ Cao.
[3] KS Nguyễn Đức Cường (2010), Kỹ thuật trồng Cam, quýt, bưởi. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[4] Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Lâm Đồng - Trung tâm Khuyến Nông Lâm Đồng, Kỹ thuật canh tác quýt.