Kỹ thuật ngâm ủ hạt lúa giống

Kích thước chữ

Ngâm ủ giống là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình canh tác lúa. Ngâm ủ giống tốt, hạt lúa sẽ có tỉ lệ sống cao khi gieo, lúa phát triển đều, giúp bà con dễ dàng chăm sóc.

Ngâm hạt giống

Trước khi ngâm giống, bà con nên tiến hành phơi hạt giống dưới nắng nhẹ vài giờ, đặc biệt là những giống đã bảo quản qua 1 vụ.

Sử dụng nước sạch để ngâm giống. Tỷ lệ nước và thóc giống là 3:1 hoặc 5:1 (1kg lúa cần 3 - 5 lít nước) [1].

Dưới đây là 2 cách xử lý và ngâm hạt giống thông dụng [2]:

Cách 1: Xử lý hạt bằng vôi

  • Bước 1: Đãi bỏ hạt lép lửng, ngâm hạt trong nước vôi trong 2% (200gr vôi hòa với 10 lít nước sau đó lắng xuống, lấy phần trong để ngâm hạt) trong 12 giờ.
  • Bước 2: Sau khi ngâm trong nước vôi trong 12 giờ, bà con tiến hành rửa sạch giống sau đó ngâm vào nước sạch từ 24 - 30 giờ.

Cách 2: Xử lý hạt bằng nước ấm

Xử lý hạt lúa bằng nước ấm
Xử lý hạt lúa bằng nước ấm
  • Bước 1: Đãi bỏ hạt lép lửng, ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 10 -15 phút.
  • Bước 2: Sau khi ngâm hạt đủ 10 - 15 phút, bà con tiến tục ngâm hạt giống với nước sạch 24 - 36 giờ đối với lúa thuần và 8 – 12 giờ đối với lúa lai.

Lưu ý: Khi bẻ ngang hạt lúa thấy hạt trong suốt là lúc hạt đã hút đủ nước, có thể vớt ra để ủ (Khi thấy còn chấm trắng, thì phải tiếp tục ngâm).

Cách 3: Xử lý hạt bằng chế phẩm sinh học

Bên cạnh các biện pháp xử lý giống truyền thống, hiện nay đã có phương pháp an toàn, hiệu quả để hỗ trợ bà con trong việc xử lý giống lúa, giúp nâng cao chất lượng hạt, hạt nảy mầm nhanh và khỏe hơn đó là sử dụng BS14 - Amino.

  • Liều lượng: 20ml/ 20kg lúa giống.
  • Bước 1: Pha sản phẩm cùng nước sạch với liều lượng như đã hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Sau khi thay nước ngâm lần đầu, bà con tiến hành ngâm hạt giống với nước sạch như bình thường.
Chế phẩm xử lý hạt lúa trước gieo trồng
Sản phẩm xử lý hạt lúa giống khi ngâm

Lưu ý: Doanh nghiệp khuyến cáo KHÔNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH Ủ LÚA vì có thể làm chết mầm lúa, CHỈ SỬ DỤNG KHI NGÂM LÚA LẦN ĐẦU.

Ủ giống

  • Dụng cụ

- Nước ấm hoặc nước mát tùy vào điều kiện thời tiết, ủ mát vào vụ mùa và ủ ấm vào vụ xuân.

- Rổ, rá hoặc 1 dụng cụ bất kỳ có khả năng thoát, róc nước.

- Vải ướt sạch, không bị dính nấm mốc, có thể mua khăn vải mới.

  • Các bước tiến hành ủ lúa

- Bước 1: Lấy rổ, rá hoặc dụng cụ có khả năng thoát nước đặt lên bề mặt sạch sẽ, khô ráo.

- Bước 2: Nhúng ướt miếng vải bằng nước sạch và trải lên trên bề mặt trong của rổ, rá.

- Bước 3: Đặt toàn bộ hạt giống đã ngâm vào giữa miếng vải và gấp nhẹ nhàng miếng vải lại để tiến hành ủ.

Hạt lúa sau khi ngâm ủ
Hạt lúa sau khi ngâm ủ đúng cách
  • Lưu ý khi ủ giống

- Kiểm tra hạt giống thường xuyên, 2 đến 3 lần trong ngày.

- Khi hạt nảy mầm nhưng mầm dài, rễ quá ngắn thì tiến hành đổ thêm nước vào và đảo qua hạt giống cho nước thấm đều.

- Nếu ngược lại rễ dài mầm ngắn lại thì tiến hành đảo kỹ từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để cung cấp khí cho mầm phát triển, không cần cho thêm nước.

  • Điều kiện hạt giống có thể gieo trồng

- Lúc nào thấy mầm dài bằng 1/3 hoặc 1/2 hạt lúa, rễ dài bằng hạt thóc thì tiến hành đem gieo sạ hoặc gieo cấy [3].

- Hạt giống cũng có thể phát bệnh trong quá trình ngâm ủ, nếu nhìn thấy hạt bệnh bà con nên tiến hành loại bỏ.

Lưu ý: Trong trường hợp hạt giống đã nhú mầm nhưng do gặp trỡ ngại, không thể gieo, sạ kịp, bà con có thể áp dụng một trong các biện pháp sau để hạn chế mầm tiếp tục dài ra: Phơi mỏng hạt trên noong nia; ngâm hạt giống trong nước sạch (ngâm nhiều nước) 3 - 4 giờ rồi vớt ra.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây lúa. Sở NN&PTNT Thanh Hóa, trang 18, 19.

[2] Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, 2016. Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam trang 21.

[3] Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016. Giá trình mô đun gieo trồng lúa, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trang 27.