Chăm sóc cây lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông

Kích thước chữ

Thời kỳ làm đòng, trổ bông, cây lúa bắt đầu vào quá trình sinh trưởng sinh thực. Đây cũng là thời kỳ sâu bệnh tấn công mạnh. Cần phải theo dõi ruộng lúa thường xuyên đồng thời có chế độ chăm sóc bón phân và quan lý sâu bệnh hợp lý để ruộng lúa đạt năng suất tối đa.

Chăm sóc cây lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông

Quản lý nước

- Ở giai đoạn lúa trổ, điều chỉnh mực nước trong ruộng dao động từ 5 - 10cm để lúa có thể phát triển tốt nhất [1].

- Ruộng khô sẽ khiến lúa bị lép, ruộng ngập nước sâu (>20cm) ảnh hưởng xấu đến quá trình trổ bông, thậm chí khiến đòng thối [1].

Kiểm soát sâu bệnh trên ruộng lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông

Lúa bị bệnh lem lép hạt
Lúa bị bệnh lem lép hạt

Sâu hại

  • Giai đoạn làm đòng, trổ bông, ruộng lúa thường xuất hiện rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu phao, muỗi hành,... Bà con cần theo dõi mật độ sâu, rầy trên ruộng đồng thời sử dụng BS25 - Insect với thành phần là Bacillus subtilis, Metarhizium spp. Beauveria spp. để tiêu diệt chúng, không để các tác nhân phá hại này bùng phát trên diện rộng và gây ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Chế phẩm trừ sâu rầy trên lúa giai đoạn làm đòng
Sản phẩm trừ sâu rầy trên lúa

Bệnh hại

  • Đạo ôn, lem lép hạt là hai bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Bệnh gây hại mạnh vào giai đoạn làm đòng, trổ bông có thể khiến bông lúa lép trắng, gây giảm sút năng suất lên đến 50%.
  • Phòng trừ hai loại bệnh này bằng cách sử dụng phối hợp BS04 - TrizonBS06 - Nano Đồng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại, đem lại hiệu quả vượt trội trong việc phòng và trị bệnh đạo ôn và lem lép hạt, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất tối ưu.
Chế phẩm phòng trừ nấm khuẩn hại lúa giai đoạn làm đòng
Bộ sản phẩm phòng trừ nấm khuẩn gây bệnh trên lúa

Bón phân cho lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông

Bón gốc

  • Bón phân kịp thời ở giai đoạn làm đòng, trổ bông sẽ giúp năng suất lúa được ổn định.
  • Bà con có thể tham khảo thời điểm và liều lượng bón phân theo bảng bên dưới [1]

Giống

Thời điểm

Liều lượng

Lúa thuần (trung và ngắn ngày)

Sau sạ 55 - 60 ngày

40 kg Ure + 60 - 80kg Kali

Lúa lai (dài ngày)

Sau sạ 45 - 50 ngày

40 kg Ure + 40 - 60kg Kali

Bón qua lá

  • Vào thời kỳ làm đòng, trổ bông, bà con có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách phun lá BS17- Litium. Sản phẩm ứng dụng công nghệ tân tiến, chứa amino acid thủy phân được lên men và khoáng ở dạng cây dễ tổng hợp (EDTA). 
  • Sử dụng BS17 - Litium trước và sau khi lúa trổ bông sẽ giúp bông lúa trổ đều, đồng loạt, thoát đòng tốt, cứng cây đứng lá, tạo tiền đề cho quá trình chín tiếp theo.
Dinh dưỡng bón lá kích thích lúa trổ bông
Chế phẩm giúp lúa trổ bông đều

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, 2016. Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, trang 41 - 49.