Chăm sóc và bón phân cho bầu giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Chăm sóc bón phân giai đoạn cây con sẽ là tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của cây bầu. Thiếu hụt dinh dưỡng, nước tưới ở giai đoạn này sẽ khiến cây phát triển chậm, sinh trưởng kém. 

Chăm sóc cây bầu giai đoạn cây con

Tưới nước

  • Việc tưới nước rất quan trọng đối với cây bầu, đặc biệt là giai đoạn cây con. Nên tiến hành tưới từ 1 - 2 lần/ ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất [1],[2].

Lưu ý: Tùy vào điều kiện thời tiết, khả năng thoát nước mà có thể tăng số lần tưới, đảm bảo sao cho độ ẩm đất dao động từ 85 - 90%.

Khoanh dây

Khoanh dây bầu
Khoanh dây bầu
  • Khi dây bầu dài được 1m thì bắt đầu khoanh dây vòng quanh gốc. Tiến hành lấy đất chặn lên các đốt thân, cứ cách 1 - 2 đốt lại chặn đất để kích thích cây ra rễ bất định, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tích trữ chất hữu cơ để nuôi hoa, tạo quả sau này [1],[2].

Làm giàn leo

Làm giàn cho cây bầu
Làm giàn cho cây bầu
  • Khi cây bầu cao khoảng 1 - 1,5m và có tua cuốn thì tiến hành làm giàn leo cho cây [1].
  • Giàn bầu được làm từ gỗ tre, nứa, lưới... và được cố định lại với nhau bằng dây thép hoặc day nilon. Hiện nay, giàn đứng và giàn chữ A là hai loại  giàn được áp dụng rộng rãi nhất trong quá trình canh tác bầu.

Tỉa nhánh

Tỉa nhánh cho cây
Tỉa nhánh cho cây
  • Dùng kéo tỉa bỏ các dây nhánh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh chính phát triển khỏe và mau leo lên giàn.
  • Ngoài ra, việc tỉa nhánh ở giai đoạn này còn góp phần cho vườn cây được thông thoáng, ít nhiễm nấm bệnh.

Định hướng leo giàn cho cây bầu

Cố định cây vào giàn
Cố định cây vào giàn
  • Sau khi trồng được 2 tháng, bà con nên cho bầu leo giàn. Dùng dây nilon hoặc dụng cụ buộc cành chuyên dụng để cố định thân cây vào giàn.

Lưu ý: Để dây bầu ở thế tự nhiên, không nên lật úp hay xoắn lại.

Kiểm soát sâu bệnh trên cây bầu giai đoạn cây con

Sâu hại 

  • Ruồi đục lá, rầy mềm là những loại sâu - côn trùng phá hại nhất trong giai đoạn cây con. Cây bầu có thể sinh trưởng kém, còi cọc và thậm chí là chết nếu không có biện pháp kiểm soát và khắc phục kịp thời.
  • Sử dụng sản phẩm BS25 - Insect của bacsicayxanh để phòng ngừa và tiêu diệt các tác nhân phá hại. Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh kết hợp khoa học ứng dụng thực tiễn, có khả năng kiểm soát mạnh mẽ nhiều loại sâu côn trùng như: sâu xanh, sâu vẽ bùa, rầy mềm, bọ trĩ, bọ phấn,....Đặc biệt phun sản phẩm cho cây trồng hoàn toàn an toàn, không độc hại với con người, thân thiện với môi trường, có thể dùng trong canh tác hữu cơ.

Bệnh hại 

  • Thán thư, nứt thân chảy nhựa , sương mai là những bệnh nguy hiểm cho cây bầu ở giai đoạn này. Để hạn chế tốt nhất những thiệt hại, bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mầm bệnh đúng lúc.
  • Tham khảo và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học như BS02 - Tika của bacsicayxanh để bảo vệ cây trồng khỏi nấm khuẩn gây bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ vi sinh, có khả năng tiêu diệt mạnh mẽ nấm bệnh phổ rộng. Phun BS02 - Tika không gây ra hiện tượng tồn dư hóa chất trong môi trường đất, nước và nông sản; an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng và người sống gần khu vực phun thuốc.
Bộ đôi xử lý sâu bệnh giai đoạn cây con
Bộ đôi chuyên xử lý sâu bệnh cho cây bầu

Bón phân cho cây bầu giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Tỷ lệ phân bón (1.000m2)

  • Bón thúc lần 1: Kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn. Bà con tiến hành bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để cây có đủ dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình ra hoa kết trái [1].

  • Lượng bón cho 1 lần/hốc: 10g NPK [1]

Lưu ý: Nếu bón phân trực tiếp vào gốc thì sau khi bón bà con nên tưới nước lại để tránh phân bón làm cháy rễ cây.

Phân bón hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc
Phân bón gốc humic cho cây bầu
Dinh dưỡng bón gốc cho cây bầu

- Sử dụng BS21 - Humic để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này. Sản phẩm với thành phần là các nấm khuẩn đối kháng như Trichoderma spp., Saccharomyces cerevisiae,... và nguồn humic nhập khẩu cao cấp, giúp kích thích cây xanh tốt, ra rễ mạnh, tăng cường khả năng hấp thu và tích trữ dinh dưỡng của cây.

  • Phun lá

- Ngoài phân hóa học, bà con cũng có thể sử dụng thêm BS14 - Amino để phun lá cho cây bầu trong giai đoạn cây con. Sản phẩm chứa kẽm, đồng, magie, canxi và axit humic, phun qua lá giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng để phát triển thân, nhánh đồng thời tích trữ năng lượng cho giai đoạn hình thành hoa tiếp theo.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Văn Dư và cvt, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc bầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 22 - 27.

[2] UBND tỉnh Đồng Nai, Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trên cây bầu. UBND tỉnh Đồng Nai, trang 2, 3.