Nuôi quả là giai đoạn cuối trong quá trình sinh trưởng của cây bầu. Để đảm bảo cây ra nhiều quả, quả được to, khỏe, đạt chất lượng tốt, thì việc chăm sóc, bón phân, đầy đủ, hợp lý và đúng kỹ thuật là vô cùng cần thiết trong giai đoạn này.
Chăm sóc cây bầu giai đoạn nuôi quả
Tưới nước
- Giai đoạn đậu quả, nuôi quả nhu cầu nước của cây bầu khá cao. Bà con nên tiến hành tưới nước 2 lần/ ngày, lượng nước tưới cho cây sẽ tăng dần theo kích thước của quả [1].
- Tưới nước sao cho độ ẩm đất đạt từ 85 - 90%.
Lưu ý: Khoảng thời gian này, nếu cây thiếu nước, quả sẽ teo nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng trong quả giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của mùa vụ.
Ngắt ngọn
- Bầu ra nhiều nhánh và có quả ở dây nhánh. Quả sau khi đậu thì tiến hành bấm ngọn của dây nhánh để cây tập trung dinh dưỡng cho quả phát triển lớn và cây tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác [1].
Kiểm soát sâu bệnh trên cây bầu giai đoạn nuôi quả
Sâu hại
- Ruồi đục quả là côn trùng phá hại mạnh nhất trên cây bầu trong giai nuôi quả. Bên cạnh đó, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm,.. cũng là một trong những tác nhân tấn công cây bầu trong giai đoạn này. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đúng lúc, đúng cách, cây bầu sẽ cho quả ít, chất lượng kém, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nông dân.
- Sử dụng kết hợp BS25 - Insect và BS23 - Ruva của bacsicayxanh để phun phòng và xử lý các loại sâu - côn trùng gây hại cây bầu. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, phun cho cây trồng không gây ra hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc, đem lại hiệu quả cao trong việc xua đuổi, phòng trừ và kiểm soát ruồi vàng cùng sâu - côn trùng phá hại trong vườn.
Bệnh hại
- Bệnh thán thư, phấn trắng, sương mai,.. có khả năng gây hại cho cây bầu từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch. Trong giai đoạn nuôi quả, nếu các bệnh này xuất hiện và gây hại nặng có thể khiến cây ra quả nhỏ, không đạt chất lượng, năng suất giảm, thậm chí gây thua lỗ cho người trồng.
- Phòng ngừa, kiểm soát và xử lý mầm bệnh cho cây bầu bằng cách sử dụng BS02 - Tika của bacsicayxanh. Sản phẩm chứa thành phần là các nấm khuẩn đối kháng ở dạng bào tử, đem lại khả năng phòng trừ hiệu quả nhiều loại tác nhân gây bệnh, không cho bệnh bùng phát mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây bầu.
Bón phân cho cây bầu giai đoạn nuôi quả
Phân bón hóa học
Tiếp tục bón định kỳ phân NPK 20 - 20 - 15 từ 7 - 10 ngày/ lần cho đến khi thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây bầu nuôi quả.
-
Liều lượng bón cho 1.0002 là 7 - 8kg NPK 20 - 20 - 15/ lần [2].
Phân bón hữu cơ vi sinh
-
Bón gốc
- Sử dụng các loại phân bón hữu cơ chứa các thành phần humic, fulvic như BS22 - Nuti Organic để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây bầu phát triển trong giai đoạn này. Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sản phẩm còn chứa các vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải lân, cố định đạm, giúp cây phát triển khỏe, hạn chế nấm bệnh gây hại, mang lại hiệu quả bền vững cho nền nông nghiệp.
-
Phun lá
- Ngoài việc bón gốc bằng phân hóa học và hữu cơ vi sinh thì việc bổ sung dinh dưỡng qua lá cũng rất cần thiết cho cây trong giai đoạn nuôi quả. Bà con có thể sử dụng BS14 - Amino để phun lá cho cây bầu.
- Sản phẩm chứa thành phần là các amino ở dạng thủy phân cùng các vi sinh vật có lợi, phun cho cây bầu giúp cây hấp thụ trực tiếp chất dinh dưỡng mà không cần thông qua quá trình tổng hợp Đạm, cây khỏe, nuôi quả được quả to, chất lượng, phẩm chất tốt.
Xem thêm Kỹ thuật trồng bầu
Cách khoanh dây bầu cho cây khoẻ lâu tàn
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Văn Dư và cvt, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc bầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 39 - 41.
[2] UBND tỉnh Đồng Nai, Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trên cây bầu. UBND tỉnh Đồng Nai, trang 3.