Kỹ thuật xử lý đất trước khi gieo trồng bầu

Kích thước chữ

Lựa chọn và xử lý đất trước gieo trồng là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Cây bầu muốn sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh phá hại, cho năng suất cao thì đất trồng phải phù hợp và đặc biệt là phải được xử lý thật kỹ lưỡng trước khi xuống giống.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây bầu

Do bộ rễ phát triển kém, khả năng hấp thụ của rễ yếu nên cây bầu yêu cầu đất trồng khắt khe hơn so với các cây trồng khác trong họ.

Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất bà con cần phải lựa chọn đất trồng đảm bảo các yêu cầu dưới đây [1], [2]:

  • Đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, pH dao động từ 5,5 - 6,5.
  • Độ ẩm đất trồng phải dao động từ 85 - 95%, đất trồng quá khô cằn có thể khiến cây không ra hoa, tạo quả.
  • Đất được chọn trồng cây nên cách xa nguồn rác thải khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện,...
  • Đất trồng thích hợp nhất để trồng bầu là đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa màu mỡ.

Xử lý, cải tạo đất trước gieo trồng bầu

Xử lý và cải tạo đất trước gieo trồng giúp loại bỏ nấm khuẩn gây bệnh và các tác nhân phá hại trong đất, góp phần làm đất tơi xốp, màu mỡ; giúp cây bầu sinh trưởng tốt, ngăn ngừa được một số bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là một số bước xử lý và cải tạo đất, bà con có thể tham khảo và áp dụng vào quy trình canh tác cây bầu của mình.

  • Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng

Dọn dẹp cỏ dại, rác thải và tàn dư cây bị bệnh ở những vụ mùa trước.

  • Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

- Cuốc, xẻng, cào cỏ.

- Phân bón lót: Phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.

- Vôi: Sử dụng các loại vôi bột công nghiệp được bán ở các cửa hàng, đại lý uy tín.

- BS07 Trichoderma: Dùng để xử lý đất, loại bỏ nấm bệnh có trong đất và phân bón, giúp phân giải các chất hữu cơ khó tan trong đất, làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.

  • Bước 3: Cày đất
Cày xới đất
Cày xới đất

Dùng máy cày chuyên dụng cày xới xáo và lật đất lên. Cày đất lật đất trước khi gieo trồng giúp thay đổi môi trường sống của sâu, côn trùng và nấm khuẩn có trong đất, góp phần kiểm soát các tác nhân gây hại cây trồng.

  • Bước 4: Bón vôi
Bón vôi cho đất trồng bầu
Bón vôi cho đất

Sau khi cày lật đất thì bà con tiến hành bón vôi cho đất trồng. Liều lượng vôi bón tính cho 1ha là 500kg [2]. Công việc này giúp tiêu diệt nấm khuẩn trong đất, cải thiện độ pH cho đất trồng.

  • Bước 5: Bón lót

Sau khi bón vôi 10 - 15 ngày, tiến hành bón phân lót. 

Có thể sử dụng 2,5 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 0,5 tấn phân hữu cơ vi sinh để bón cho 1 ha đất trồng.

  • Bước 6: Xử lý đất bằng BS07 - Trichoderma
Xử lý đất bằng Trichoderma
Xử lý đất bằng Trichoderma

Sau khi bón lót, bà con tiến hành pha BS07 - Trichoderma với liều lượng 1kg BS07 với 200 - 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng.

BS07 - Trichoderma giúp tiêu diệt mầm bệnh trong đất và phân bón. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng phân giải các chất hữu cơ khó tan thành dạng cây trồng dễ hấp thu, góp phần kích thích cây phát triển khỏe mạnh.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Văn Dư và cvt, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc bầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 10, 11.

[2] UBND tỉnh Đồng Nai, Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trên cây bầu. UBND tỉnh Đồng Nai, trang 2.