Trong quá trình trồng và chăm sóc cây bơ, thời kỳ cây khai thác được xem là thời kỳ quan trọng bởi nó quyết định lớn đến năng suất và chất lượng quả. Do đó, bà con cần chú ý trong việc chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu - bệnh hại để cây phát triển tốt, ra hoa nhiều, đậu quả khỏe. Cùng Bác Sĩ Cây Xanh tìm hiểu cách chăm sóc cây bơ thời kỳ khai thác.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây bơ khi ra hoa
Cây bơ ra hoa vào tháng mấy
Thời gian cây bơ ra hoa phụ thuộc vào giống bơ, điều kiện khí hậu và vùng trồng. Tuy nhiên, nhìn chung, cây bơ thường ra hoa vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm, và quả sẽ chín vào khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Cây bơ ra hoa tháng mấy ở Miền Bắc? Cây bơ ở miền Bắc thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch do ảnh hưởng của khí hậu lạnh. Vùng Tây Nguyên và miền Nam thường ra hoa vào tháng 12 đến tháng 1.
Bơ Booth: Ra hoa vào tháng 12 đến tháng 1.
Bơ 034: Ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2.
Bơ Hass: Ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3.
Bơ Reed: Ra hoa tháng 2 đến tháng 4.
Tưới nước cho cây bơ

- Vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa, đậu quả, nên giảm lượng nước tưới hoặc ngừng tưới nước để tránh làm hoa và quả non rụng.
- Sau khi đậu quả hoàn toàn, cây bắt đầu giai đoạn nuôi quả non, bà con cần chú ý duy trì độ ẩm cho cây. Tùy vào tuổi của cây để có lượng nước tưới thích hợp, chẳng hạn như cây từ 5 - 7 tuổi cần lượng nước từ 150 - 200 lít/lần tưới, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày.
Kỹ thuật xử lý ra hoa cây bơ

- Xiết nước từ 7 - 10 ngày, để tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa.
- Phun các chất kích thích sinh trưởng để kích thích cây ra hoa triệt để, nâng cao tỷ lệ ra hoa hữu hiệu, giúp năng suất của cây đạt mức cao nhất [1],[2].
Tỉa quả cây bơ
- Sau khi cây ra quả non, cần tiến hành tỉa bớt những quả dị dạng, quả bị sâu bệnh gây hại để tạo điều kiện cho những quả khác phát triển và có chất lượng tốt hơn [5].
Cây bơ ra hoa nhưng không đậu quả
Cây bơ ra hoa nhưng không đậu quả liên quan đến 3 nguyên nhân chính: Quá trình thụ phấn, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết.
1. Quá trình thụ phấn:
Hoa bơ thuộc loại hoa lưỡng tính, nhưng có đặc điểm tự không tương thích (hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc trên cùng một cây).
Có hai nhóm hoa bơ:
Nhóm A: Hoa cái nở vào buổi sáng, hoa đực nở vào buổi chiều.
Nhóm B: Hoa cái nở vào buổi chiều, hoa đực nở vào buổi sáng.
Nếu trong vườn chỉ trồng một nhóm hoa (A hoặc B), khả năng thụ phấn chéo sẽ thấp, dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp.
Giải pháp:
Trồng xen kẽ các giống bơ thuộc nhóm A và nhóm B để tăng khả năng thụ phấn chéo.
Ví dụ: Trồng giống bơ Booth 7 (nhóm A) xen với giống bơ Hass (nhóm B).
Thiếu côn trùng thụ phấn
Côn trùng (ong, bướm) đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của hoa bơ.
Nếu vườn bơ thiếu côn trùng thụ phấn, tỉ lệ đậu quả sẽ giảm.
2. Chế độ chăm sóc
Cây thiếu dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến khó tạo quả. Cây bơ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng kali, lân và vi lượng (bo, kẽm) để hỗ trợ quá trình ra hoa và đậu quả.
3. Điều kiện tự nhiên
-
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Nhiệt độ lý tưởng để hoa bơ thụ phấn là 20-25°C. Nếu nhiệt độ quá cao (trên 35°C) hoặc quá thấp (dưới 10°C), quá trình thụ phấn sẽ bị ảnh hưởng.
-
Mưa nhiều: Mưa lớn có thể làm rụng hoa hoặc rửa trôi phấn hoa, giảm khả năng thụ phấn.
-
Gió mạnh: Gió có thể làm rụng hoa hoặc phấn hoa không bám được vào nhụy.
Giải pháp:
-
Trồng cây chắn gió xung quanh vườn để hạn chế ảnh hưởng của gió mạnh.
-
Theo dõi dự báo thời tiết và có biện pháp che chắn khi cần thiết.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh cây bơ
- Sâu hại
- Sâu róm đỏ, bọ xít muỗi, rệp sáp,... là các loài loài sâu - côn trùng chủ yếu gây hại cây bơ thời kỳ cây khai thác. Bà con cần có các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời để đảm bảo năng suất cho cây trồng.
- Phòng trừ các tác nhân gây hại trên cây bơ bằng cách sử dụng Thuốc trừ sâu sinh học BS25 - Insect. Sản phẩm chứa các chủng nấm đối kháng có tác dụng xua đuổi, bảo vệ cây trồng khỏi nhiều loài sâu - côn trùng gây hại.
- Bệnh hại
- Thời kỳ khai thác, trên cây bơ thường gặp một số bệnh như: Nứt thân chảy mủ, khô cành, ghẻ vỏ quả,... Bệnh tấn công mạnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây, do đó bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế nấm bệnh gây hại.
- Sử dụng Chế phẩm diệt nấm cho cây trồng BS01 - Chaetomium để phòng trừ nấm bệnh gây hại. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không để lại tồn dư độc hại trong nông sản, chuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Kỹ thuật bón phân cho cây bơ
Sử dụng kết hợp phân bón hóa học và phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây:
Phân hóa học
Chia làm 4 lần bón trong một năm, cụ thể như sau:
- Lần 1
- Thời điểm: Gần cuối mùa khô, giai đoạn cây mới cho trái.
- Liều lượng: 1 - 2kg NPK (16-8-16 hoặc 20-10-20)/ cây/ lần bón.
Lưu ý: Nên tưới nước trước khi bón để giúp phân dễ hòa tan vào đất.
- Lần 2
- Thời điểm: Đầu mùa mưa, giai đoạn cây đang nuôi trái.
- Liều lượng: 1 - 2kg NPK (16-16-8 hoặc 20-20-10)/ cây/ lần bón (tùy theo cây lớn hay nhỏ).
- Lần 3
- Thời điểm: Trước thu hoạch từ 1 - 2 tháng,
- Liều lượng: 1kg NPK (16-8-16 hoặc 10-10-30)/cây/lần bón (nên bổ sung nhiều Kali để tăng chất lượng quả).
- Lần 4
- Thời điểm: Sau khi thu hoạch quả được một tháng.
- Liều lượng: Có thể sử dụng lượng phân bón ở lần thứ 2 để bón cho cây bơ sau thu hoạch. Tăng cường bón phân Ure và phân Lân, giảm lượng phân Kali xuống mức thấp nhất. [3] [4].
Phân hữu cơ vi sinh
Thời kỳ cây khai thác, việc bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây là rất cần thiết. Trong thành phần chứa các chủng vi sinh vật có ích giúp cây phát triển tốt, sung sức, cây ra hoa nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả.
- Bón gốc
- Sử dụng sản phẩm sinh học BS21 - Phân Humic vi sinh của Bác Sĩ Cây Xanh để bón cho cây.
- Sản phẩm sử dụng nguồn Humic nhập khẩu có hàm lượng cao, kết hợp với các chủng vi sinh vật có lợi giúp bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện cho cây ra hoa nhiều, đậu quả to, mẫu mã quả đẹp.
- Bón lá
- Sử dụng Siêu ra hoa đậu trái BS15 - Nuti để bón lá cho cây bơ giai đoạn cây ra hoa.
- Thành phần sản phẩm chứa các khoáng vi lượng cùng dịch lên men hữu cơ vi sinh, có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất, đẩy mạnh quá trình quang hợp, tổng hợp protein và hình thành đường, giúp cây khỏe mạnh, chống rụng quả, quả chắc, nặng ký.

Tài liệu tham khảo
[1] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật chăm sóc để cây bơ có tỷ lệ ra hoa, đậu quả và năng suất cao.
[2] Nông nghiệp Tây Nguyên. Kỹ thuật chăm sóc để cây bơ có tỷ lệ ra hoa, đậu quả và năng suất cao.
[3] Bản tin KH&CN Hà Giang. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ đạt năng suất cao.
[4] Vua cây giống. Kỹ thuật trồng bơ - Chăm sóc cây bơ đạt năng suất cao.
[5] Kỹ năng nhà nông (2018). Phương pháp tưới cho cây bơ đạt năng suất tốt giai đoạn ra hoa.
Xem thêm Kinh nghiệm trồng bơ