Kỹ thuật chọn giống bơ

Kích thước chữ

Bơ là loại cây trồng thụ phấn chéo, muốn có cây giống giữ được đặc tính của cây mẹ cần phải tiến hành nhân giống vô tính. Các phương pháp nhân giống thường gặp là: Chiết, ghép và nuôi cấy mô, trong đó phương pháp ghép được sử dụng phổ biến nhất do nó mang lại hiệu quả cao nhất.

Một số kỹ thuật chọn giống bơ cho năng suất cao

Các giống bơ được trồng phổ biến hiện nay

Bơ sáp

Một số giống bơ được trồng phổ biến hiện nay
Bơ sáp
  • Có hình giống quả trứng gà, vỏ mỏng, bề mặt sần sùi và hơi bóng.
  • Khi chín quả bơ sáp căng mọng, thịt quả có màu vàng, hạt to, ăn vào có vị ngọt nhạt [1].

Bơ Tứ Quý

Một số giống bơ được trồng phổ biến hiện nay
Bơ Tứ Qúy
  • Là loại bơ trái vụ, hình dáng thon dài, nhỏ ở phần cuống và to dần về phía dưới.
  • Vỏ mỏng, trơn bóng, khi chín thịt quả có màu vàng nhạt, hạt nhỏ, mùi vị thơm ngon đặc trưng [1].

Bơ 034

Một số giống bơ được trồng phổ biến hiện nay
Bơ 034
  • Hình dáng dài (từ 27 - 32cm), có hạt hoặc không có hạt.
  • Khi chín thịt quả vàng, nặng khoảng 400 - 600g, vỏ xanh, ăn vào vào có độ dẻo và độ béo cao [1].

Bơ Booth

Một số giống bơ được trồng phổ biến hiện nay
Bơ Booth
  • Khác với các loại bơ khác, bơ Booth có vở dày hơn, hình dáng hơi tròn, khi chín thịt quả có màu vàng đậm, hạt nhỏ, không xơ, mùi thơm, dẻo [1].

Kỹ thuật chọn gốc ghép

Kỹ thuật chọn gốc ghép
Kỹ thuật chọn gốc ghép
  • Gốc ghép là cây được gieo trồng từ hạt, phát triển khỏe mạnh, được chăm sóc kỹ càng, không dị dạng hoặc sâu bệnh gây hại.
  • Nên chọn gốc ghép từ những giống bơ được trồng tại địa phương hoặc giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên.
  • Không nên lựa chọn những gốc ghép xấu, có mầm mống sâu bệnh hay những gốc ghép nhập ở những vùng khí hậu khác với khí hậu tại địa phương. [2],[3].

Kỹ thuật chọn chồi ghép

Kỹ thuật chọn chồi ghép
Kỹ thuật chọn chồi ghép
  • Chồi ghép được lựa chọn từ những cây mẹ khỏe mạnh, năng suất cao, ổn định, không có mầm mống sâu bệnh.
  • Không nên lấy chồi ghép từ những nơi không có nguồn gốc rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bơ sau này.
  • Chồi ghép dài khoảng 10 - 12cm, đường kính tương đương với gốc ghép.

Lưu ý: Chồi ghép sau khi cắt phải bỏ vào thùng xốp hoặc bì nilon để đảm bảo độ ẩm [1].

 

Tài liệu tham khảo

[1] Foodmap (2022). Tổng hợp 7 loại bơ ngon nổi tiếng nhất Việt Nam.

[2] Lê Thị Nga và cộng sự. (2013), Giáo trình sơ cấp nghề - Nghề trồng cây bơ. Giáo trình mô đun: Sản xuất cây bơ giống. Bộ Nông Nghiệp và PTNT.

[3] Trung tâm giống cây trồng Eakmat (2015). Kỹ thuật nhân giống cây bơ.