Banner

Kỹ thuật nhân giống bơ

Kích thước chữ

Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra cây giống bơ mới là ghép chồi. Đây là phương pháp đơn giản, cây con giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ, sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Hướng dẫn nhân giống bơ bằng phương pháp ghép chồi

Ưu điểm, nhược điểm của ghép chồi

  • Ưu điểm

- Cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, cây sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao, ổn định.

- Tỷ lệ cây sống cao.

- Hệ số nhân giống cao, tạo được nhiều cây con trong thời gian ngắn, cây ra hoa tạo quả sớm [1].

  • Nhược điểm

- Bộ rễ tương đối nông, khả năng chịu hạn kém, dễ gãy đổ khi gặp gió lớn.

- Đòi hỏi người ghép phải có kỹ thuật tốt, cẩn thận, tỉ mỉ từng bước.

- Nếu chọn phải chồi ghép từ cây mẹ có nhiễm bệnh thì cây con sau này cũng sẽ bị nhiễm bệnh theo [1].

Các bước ghép chồi cho cây bơ

Để ghép chồi cho cây bơ, bà con cần chuẩn bị các dụng cụ ghép gồm dao, kéo và bao quấn chuyên dụng.

Lưu ý: Các dụng cụ ghép phải được khử trùng trước khi sử dụng.

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép
Các bước ghép chồi cho cây bơ
Xử lý gốc ghép

- Dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn thân của gốc ghép.

- Tại vị trí giữa mặt cắt của gốc ghép, chẻ dọc thân một đoạn khoảng 2 - 3cm [2].

  • Bước 2: Xử lý chồi ghép
Các bước ghép chồi cho cây bơ
Xử lý chồi ghép

- Dùng dao sắc cắt vát chồi ghép thành hình nêm (Hình chữ V) dài tương đương với đoạn chẻ trên gốc ghép [2].

  • Bước 3: Ghép chồi
Các bước ghép chồi cho cây bơ
Ghép chồi

- Đặt chồi ghép vào gốc ghép, điều chỉnh cho lớp vỏ của chồi ghép và gốc ghép trùng khớp nhau [1],[2].

Lưu ý: Trường hợp kích thước của chồi ghép và gốc ghép không tương ứng với nhau thì có thể điều chỉnh vỏ của chúng khớp về một phía.

  • Bước 4: Cố định chồi ghép
Các bước ghép chồi cho cây bơ
Cố định chồi ghép

- Dùng bao quấn chuyên dụng quấn cố định phần gốc ghép và chồi ghép [1],[2].

Lưu ý: Quấn kín phần chồi ghép để đảm bảo tỷ lệ ánh sáng và không cho nước mưa vào làm thối chồi.

Kỹ thuật chăm sóc cây bơ sau ghép

Chăm sóc cây bơ sau ghép
Chăm sóc cây bơ sau ghép
  • Tỉa chồi dại

- Song song với sự phát triển của chồi ghép, các chồi khác của gốc ghép cũng sẽ phát triển (gọi là chồi dại).

- Cắt bỏ các chồi này để cây tập trung nuôi chồi ghép [3],[4].

  • Tưới nước

- Tại thời điểm 1 tháng sau ghép, lượng nước tưới khoảng 50m3/ha; Thời điểm 1-3 tháng sau ghép, lượng nước tưới khoảng 70 - 80m3/ha [3].

  • Phân bón

- Để mối ghép nhanh liền và cây bật chồi nhanh, bà con cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây.

- Sử dụng kết hợp phân hóa học NPK với phân hữu cơ vi sinh như BS14 - Amino (bón lá) và BS21 - Humic vi sinh (bón gốc) của Bacsicayxanh để kích thích bộ rễ phát triển khỏe, tạo tiền đề cho quá trình trồng cây ra vườn.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng (2020). Kỹ thuật ghép cây bơ.

[2] Lê Thị Nga và cộng sự. (2013), Giáo trình sơ cấp nghề - Nghề trồng cây bơ. Giáo trình mô đun: Sản xuất cây bơ giống. Bộ Nông Nghiệp và PTNT.

[3] Lê Thị Nga và cộng sự. (2013), Giáo trình sơ cấp nghề - Nghề trồng cây bơ. Giáo trình mô đun: Sản xuất cây bơ giống. Bộ Nông Nghiệp và PTNT.

[4] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng (2020). Kỹ thuật ghép cây bơ.