Thời kỳ cây bưởi 1 đến 3 tuổi, bộ khung tán của cây bắt đầu ổn định, sâu bệnh gây hại ngày càng nhiều nên đòi hỏi người nông dân phải có kỹ thuật tốt trong việc cắt tỉa tạo tán cho cây và phòng trừ sâu bệnh hại. Tìm hiểu cách chăm sóc cây bưởi 1 - 3 năm tuổi đúng kỹ thuật cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi 1 - 3 năm tuổi
- Vườn trồng bưởi phải sạch cỏ dại, có thể hạn chế cỏ dại mà vẫn giữ được độ ẩm cho cây bằng cách dùng rơm rạ phủ xung quanh gốc.
- Trồng xen cây bưởi với các loài cây họ đậu để vừa hạn chế được cỏ dại vừa có thêm sản phẩm thu hoạch.
- Đối với những vùng đất dốc nếu như không trồng xen được các loại cây khác thì có thể giữ lại cỏ dại để hạn chế xói mòn tuy nhiên không được quá rậm rạp vì chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng [1].
- Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho cây nhất là vào những ngày nắng nóng cây dễ mất nước, tưới nước kết hợp tủ gốc để giữ được độ ẩm lâu hơn.
Kỹ thuật cắt cành, tạo tán cho cây bưởi
Tạo tán cho cây bưởi là một công đoạn quan trọng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Việc tạo tán giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại tấn công, cành cây phát triển đều, lá cây quang hợp tốt, tập trung dinh dưỡng để nuôi quả. Ngoài ra, việc cắt cành tạo tán còn giúp cho cây có bộ khung ổn định, hạn chế đổ ngã, gãy nhánh khi gặp thời tiết bất lợi.
Thông thường, bà con nên cắt tỉa cành 1-2 lần/năm, tiến hành loại bỏ những cành già sát gốc, cành chết khô, cành nhiễm sâu bệnh, cành mọc quá dài, cành yếu,...
Quy trình cắt cành tạo tán trên cây bưởi
- Tạo cành cấp 1
Sau khi trồng được khoảng 2-3 tháng, cây cơ bản đã ổn định, dùng kéo cắt ngọn của thân chính ở khoảng 40-50cm để bật các mầm mới. Mỗi cây chỉ để 3 cành khỏe mạnh, tỏa về 3 hướng khác nhau làm cành cấp 1.
- Tạo cành cấp 2
Khi cành cấp 1 dài khoảng 25-30cm tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 2, mỗi cành cấp 1 chỉ để 2-3 cành cấp 2 có hướng cân xứng với nhau.
- Tạo cành cấp 3
Sau 1 thời gian, tiếp tục bấm ngọn cành cấp 2 để tạo các cành cấp 3. Cành cấp 3 sau này sẽ là cành mang quả nên phải chú ý việc chọn giữ lại cành hợp lý, tránh trường hợp sau này cản trở nhau [1].
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh
-
Sâu hại
Ở thời kỳ này, các loài sâu hại chủ yếu là rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ xít xanh. Chúng thường tập trung gây hại trên các bộ phận non của cây làm cho lá non, chồi non biến dạng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Làm cây sinh trưởng phát triển kém, bị hại nặng có thể làm chết cây.
Biện pháp vừa an toàn vừa tối ưu hiện nay để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng là sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Thuốc diệt nhện đỏ, rầy mềm Insect (Săn côn trùng sinh học). Là Sản phẩm ứng dụng 100% công nghệ sinh học hiện đại, BS25 hoàn toàn không gây độc hại đối với sức khỏe của con người, chuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
-
Bệnh hại
Một số bệnh hại chủ yếu trên cây bưởi thời kỳ này là: Vàng lá Greening, loét vi khuẩn, đốm rong, thán thư, ghẻ nhám, chảy mủ. Những loại nấm bệnh này gây ra chủ yếu khi thời tiết mưa nhiều ẩm ướt hoặc trong điều kiện cây bị ngập úng. Các loại nấm bệnh này khi gặp điều kiện thích hợp sẽ tấn công và lây lan rất nhanh vì vậy cần phải phát hiện và phòng ngừa kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa nấm bệnh cho cây trồng được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng sản phẩm sinh học BS01 - Chế phẩm xử lý thán thư, thối nhũn, lở loét Chaetomium (Diệt nấm khuẩn phổ rộng), sản phẩm phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và thân thiện với hệ sinh thái tự nhiên.
Kỹ thuật bón phân
Thời kỳ này nên pha loãng với nước để tưới, thông thường nước phân được pha loãng theo tỷ lệ 3/4 (3 nước phân + 4 nước).
Phân hóa học
- Trong một năm nên chia lượng phân bón ra làm nhiều lần bón, tuổi cây càng thấp số lần bón càng nhiều. Chẳng hạn như năm thứ nhất 1 tháng bón 1 lần, năm thứ hai 2 tháng bón 1 lần và năm thứ ba 3 tháng bón 1 lần [1].
- Lượng phân bón cho 1 cây ở thời kỳ cây từ 1-3 năm tuổi là:
- Cây 1 năm tuổi: 120g đạm Urê, 300g Supe lân, 100g Kali clorua.
- Cây 2 năm tuổi: 25kg phân hữu cơ, 150g đạm Urê, 400g Supe lân, 120g Kali clorua.
- Cây 3 năm tuổi: 25kg phân hữu cơ, 300g đạm Urê, 800g Supe lân, 250g Kali clorua [1].
- Cách bón: Dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh gốc theo bóng của tán cây, sâu khoảng 5-7cm. Sau đó tưới phân vào rồi dùng rơm rạ, cỏ khô tủ lại gốc cây.
Phân hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh ở thời kỳ cây 1-3 tuổi giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tấn công của các loài sâu, bệnh hại. Đồng thời hỗ trợ cải tạo đất, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
- Bón gốc
Bà con nên sử dụng BS21 - Phân hữu cơ Humic vi sinh của Bacsicayxanh để bón cho cây bưởi. Sản phẩm sử dụng nguồn Humic nhập khẩu có hàm lượng cao kết hợp với các chủng vi sinh vật có ích, giúp cây ra rễ mạnh, xanh lá, tăng độ pH trong đất.
- Bón lá
Bà con nên sử dụng BS14 - Phân bón lá Amino để bón lá cho cây bưởi. Trong thành phần của BS14 có chứa các chủng vi sinh vật có lợi kích thích điều hòa sinh trưởng cây trồng, giúp cây tăng khả năng hấp thu, ra rễ mạnh.
Chăm sóc cây bưởi từ 1 - 3 năm tuổi đúng kỹ thuật là góp phần giúp cây trồng của bà con đạt năng suất cao trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1] TS. Ngô Hồng Bình và cộng sự. (2008), Kỹ thuật trồng bưởi, bảo quản và chế biến, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Xem thêm