Chăm sóc cây bưởi thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Đây được coi là thời kỳ quan trọng của cây vì năng suất, chất lượng quả phụ thuộc hoàn toàn vào thời kỳ này. Người nông dân cần phải có kỹ thuật tốt trong việc chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để giúp cho cây ra hoa đậu quả nhiều, chất lượng quả và năng suất cây trồng cao.

Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi

Chăm sóc cây bưởi giai đoạn nuôi quả
Chăm sóc cây bưởi giai đoạn nuôi quả
  • Cũng giống như thời kỳ 1 đến 3 năm tuổi, cây cần được cung cấp đủ độ ẩm để phát triển cho quả. Giai đoạn cây cần nhiều nước là: Giai đoạn phân hóa mầm hoa, giai đoạn ra hoa, giai đoạn quả non và giai đoạn quả phát triển đến trước khi thu hoạch 1 tháng. Thường xuyên dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc để tránh cỏ dại cạnh tranh với cây.
  • Sau khi cây ra quả non, cần tiến hành tỉa bớt những chùm quả nhiều để quả phát triển tốt và chất lượng hơn, ngoài ra nếu để quá nhiều quả trên một cành sẽ làm yếu cây, dinh dưỡng cung cấp cho quả sẽ ít đi [3].
  • Để tránh sự tấn công của sâu bệnh hại đến quả thì nên tiến hành bao quả sớm. Thông thường nên bao quả khi quả có đường kính khoảng 2,2-2,5cm, trên bao có đục các lỗ nhỏ để tạo sự thông thoáng bên trong [4].

Kỹ thuật xử lý ra hoa cho cây bưởi

Xử lý ra hoa cây bưởi
Xử lý ra hoa cây bưởi
  • Mục đích của việc kích thích ra hoa đậu quả đó là điều khiển thời gian thu hoạch quả trùng với các thời điểm bán chạy hay các dịp lễ tết. Cách đơn giản nhất là ngừng tưới nước, tạo thời gian khô hạn để kích thích cây phân hóa mầm hoa [1].
  • Để có bưởi thu hoạch vào dịp trung thu thì bắt đầu ngưng tưới nước vào tháng 12 đến tháng 1, còn nếu muốn có bưởi thu hoạch vào dịp tết thì phải ngừng tưới nước vào tháng 3 đến tháng 4.
  • Ngoài ngưng tưới nước thì còn có thể sử dụng các chế phẩm kích thích ra hoa vào thời điểm trước khi thu hoạch từ 7 đến 8 tháng [1].

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi

  • Sâu hại

Các loài sâu hại thường xuất hiện gây hại ở thời kỳ cây cho quả là: Ruồi đục quả, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ngài chích hút quả, bọ xít xanh. Thời kỳ này chúng chủ yếu gây hại trên quả non làm cho quả bị biến dạng, dễ bị thối, rụng sớm gây giảm năng suất và chất lượng của quả.

Biện pháp vừa an toàn vừa tối ưu hiện nay để phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng là sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect (Săn côn trùng sinh học). Là Sản phẩm ứng dụng 100% công nghệ sinh học hiện đại, BS25 hoàn toàn không gây độc hại đối với sức khỏe của con người, chuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

  • Bệnh hại

Một số loài bệnh hại chủ yếu ở thời kỳ này là: Loét vi khuẩn, thán thư, ghẻ nhám, chảy mủ. Khi bị gây hại, vỏ quả trở nên sần sùi, quả biến dạng, mềm nhũn, có vị đắng thậm chí còn có mùi hôi thối. Vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên nhất là vào những ngày mưa nhiều để phát hiện kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa nấm bệnh cho cây trồng được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng sản phẩm sinh học BS01 - Chaetomium (Diệt nấm khuẩn phổ rộng), sản phẩm phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, đặc biệt an toàn với sức khỏe của con người và thân thiện với hệ sinh thái tự nhiên.

Thuốc trị bệnh ghẻ loét trên cây bưởi
Bộ sản phẩm xử lý sâu - bệnh cây bưởi thời kỳ khai thác

Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi

Kỹ thuật bón phân cây bưởi
Kỹ thuật bón phân cây bưởi

Phân hóa học

  • Lượng phân cần thiết trong 1 năm của cây bưởi thời kỳ này là: 2-3kg phân đạm Urê, 4-8kg phân Supe lân, 1,5-3kg phân Kali clorua [1].
  • Với lượng phân trên, mỗi năm sẽ chia làm 4 lần bón:

- Bón sau thu hoạch: 25% đạm Urê, 25% Supe lân

- Bón trước khi ra hoa: 25% đạm Urê, 25% Supe lân, 30% Kali clorua

- Bón sau khi đậu quả: 50% đạm Urê, 25% Supe lân

- Bón trước khi thu hoạch: Lượng Kali clorua còn lại

  • Cách bón: Dùng cuốc đào rãnh xung quanh gốc theo bóng của tán cây với chiều rộng từ 20-30cm và chiều sâu từ 20-30cm, rải phân xuống rãnh, lấp đất lại và tưới nước giữ ẩm [2].

Phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây bưởi trong thời kỳ cây khai thác sẽ giúp cho cây phát triển mạnh, cây ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả đạt kích thước tối đa. Đồng thời hỗ trợ cải tạo đất, ngăn ngừa sự tấn công của các loài sâu bệnh hại.

  • Bón gốc

Bà con nên sử dụng BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây. Sản phẩm sử dụng nguồn Humic nhập khẩu có hàm lượng cao kết hợp với các chủng vi sinh vật có ích giúp cây ra hoa, đậu quả nhiều, quả to, mã quả đẹp, không bị sâu bệnh phá hoại.

  • Bón lá

Ở thời kỳ cây khai thác, bà con nên sử dụng BS15 - Nuti để bón lá cho cây. Dinh dưỡng có trong sản phẩm sẽ giúp cây ra hoa tập trung, tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả non, ngăn ngừa các loài côn trùng chích hút quả.

thuốc xử lý ra hoa cây bưởi
Xử lý ra hoa cây bưởi

 

Tài liệu tham khảo

[1] Công ty Cổ phần Ni Việt. Kỹ thuật trồng và phòng trị bệnh trên cây bưởi theo tiêu chuẩn VietGap

[2] Kỹ thuật trồng bưởi. 

[3] Khuyennongvn.gov.vn. Hướng dẫn chăm sóc cây bưởi giai đoạn quả non.

[4] Ánh Nguyệt (2020). Kỹ thuật trồng bưởi da xanh.