Kỹ thuật chọn giống bưởi

Kích thước chữ

Để trồng được một cây bưởi khỏe mạnh, cho năng suất cao, việc đầu tiên cần quan tâm là giống được chọn để sản xuất có đủ chất lượng hay không. Một số cách để nhân giống bưởi như giâm, chiết, ghép cành. Tuy nhiên phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất là phương pháp ghép vì tỷ lệ thành công cao, cây con giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ,... trong đó có 2 cách ghép là ghép cành và ghép mắt.

Một số giống được trồng phổ biến hiện nay

Bưởi 5 roi

Bưởi 5 roi
Bưởi 5 roi
  • Bưởi 5 roi được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, quả có dạng hình tháp đáy rộng với trọng lượng trung bình là khoảng 1,5kg/quả. Khi chín có mùi hương rất thơm, vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, thịt quả mọng nước, ăn vào có vị ngọt, hơi chua thanh [1].

Bưởi da xanh

Bưởi da xanh
Bưởi da xanh
  • Bưởi da xanh da xanh được trồng chủ yếu ở tỉnh Bến Tre, quả có hình cầu với trọng lượng trung bình là khoảng 2,5kg/quả. Khi chín quả hơi chuyển sang vàng, thịt quả màu đỏ, có vị ngọt thanh [1].

Bưởi Diễn

Bưởi Diễn
Bưởi Diễn
  • Bưởi Diễn là giống bưởi ở Hà Nội, quả tròn, kích thước vừa phải, trọng lượng trung bình khoảng 1kg/quả. Khi chín vỏ quả và thịt quả có màu vàng, thịt quả có màu vàng đậm hơn, mọng nước, ăn vào có vị ngọt thanh mát rất đặc trưng [1].

Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn
Bưởi Luận Văn
  • Bưởi Luận Văn là loại bưởi đặc biệt nhất trong tất cả các loại bưởi bởi vì vỏ quả và thịt quả đều có màu đỏ. Khi chín có hương thơm và mùi vị rất đặc trưng, được dùng để dâng lên vua chúa ngày xưa [1].

Kỹ thuật chọn gốc ghép cho cây bưởi

Kỹ thuật chọn gốc ghép
Kỹ thuật chọn gốc ghép
  • Gốc ghép là những giống bưởi có vị chua, cây to khỏe, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, không có sâu bệnh.
  • Nên chọn gốc ghép từ những giống bưởi được trồng tại địa phương hoặc giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên.
  • Không nên lựa chọn những gốc ghép xấu, có mầm mống sâu bệnh hay những gốc ghép nhập ở những vùng khí hậu khác với khí hậu tại địa phương sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ghép sau này [2].

Kỹ thuật chọn cành ghép cho cây bưởi

Kỹ thuật chọn cành ghép
Kỹ thuật chọn cành ghép
  • Cành ghép được chọn từ những cây có tuổi thọ từ 5-10 năm, sức sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh gây hại, năng suất cao và ổn định.
  • Cành dùng để ghép là cành bánh tẻ, có từ 2-3 mắt, cành to khỏe, kích thước tương đương với gốc ghép và đặc biệt không có sâu bệnh.
  • Sau khi cắt cành ghép nên đem ghép ngay sẽ có hiệu quả tốt nhất, nếu như vận chuyển đi xa thì phải bọc trong khăn ẩm hoặc lá chuối tươi để giữ cho cành không bị héo [2].

Kỹ thuật chọn mắt ghép cho cây bưởi

Kỹ thuật chọn mắt ghép
Kỹ thuật chọn mắt ghép
  • Mắt ghép được chọn phải là những mắt căng (hay còn gọi là mắt thức), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, được lấy từ những cây mẹ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, không có mầm mống sâu bệnh.
  • Trên một cành nếu chọn những mắt căng ở phía trên để ghép thì độ thành công sẽ cao hơn, cây nhanh ra mầm non hơn. Còn nếu dùng những mầm ngủ ở phía dưới để ghép thì cây lâu ra mầm hơn, hoặc có khi mầm sẽ không ra được mầm [3].

 

Tài liệu tham khảo

[1] Võ Anh Tấn Đạt (2021). Các loại bưởi ngon nức tiếng tại Việt Nam, có loại dùng để tiến Vua.

[2] KS. Đỗ Thị Nhung - Trạm Khuyến nông An Lão (2021). Ghép bưởi Diễn bằng phương pháp ghép đoạn cành.