Phương pháp ghép bưởi là một phương pháp đơn giản, có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên nếu bà con không thực hiện đúng kỹ thuật thì cây sau khi ghép sẽ khó bật chồi hoặc bật chồi nhưng không phát triển được. Tìm hiểu ngay cách ghép cây bưởi cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Kỹ thuật ghép cành cho cây bưởi
Ưu điểm, nhược điểm của ghép cành
- Ưu điểm
- Cây con vẫn giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ.
- Tỷ lệ sống cao.
- Cây sinh trưởng khỏe mạnh, thích ứng được với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng. Sau khoảng 2-3 tuần, cây đã phát triển ra chồi mới.
- Trong thời gian ngắn có thể nhân được rất nhiều cây con mới.
- Thời gian cây ra hoa đậu quả sớm.
- Nhược điểm
- Người ghép cần phải có kỹ thuật tốt, thao tác tỉ mỉ, cẩn thận.
- Thời gian giữa các bước ghép phải ngắn để nhựa cây không bị khô làm giảm tỉ lệ sống của cây ghép.
- Nếu chọn phải cành ghép từ cây mẹ có nhiễm bệnh thì cây con sau này cũng sẽ bị nhiễm bệnh theo.
Các bước ghép cành cho cây bưởi
Chuẩn bị dụng cụ ghép gồm kéo, dao và bao quấn chuyên dụng.
Lưu ý: Các dụng cụ ghép phải được khử trùng trước khi sử dụng.
- Bước 1: Xử lý gốc ghép
- Cắt tỉa toàn bộ thân cành hoặc các tán để chuẩn bị ghép.
- Tại vị trí giữa mặt cắt của gốc ghép, chẻ dọc một đoạn khoảng 4cm.
- Bước 2: Xử lý cành ghép
- Dùng dao vát cành ghép thành hình nêm (Hình chữ V) dài khoảng 4cm.
- Bước 3: Tiến hành ghép cành
- Gắn cành ghép vào gốc ghép, điều chỉnh cho lớp vỏ của cành ghép và gốc ghép khớp với nhau.
- Bước 4: Cố định cành ghép
- Dùng bao nilon chuyên dụng quấn cố định phần gốc ghép và cành ghép.
Lưu ý: Quấn kín đầu của phần cành ghép để không cho nước mưa vào làm thối cành ghép.
Kỹ thuật ghép mắt cho cây bưởi
Ưu điểm, nhược điểm của ghép mắt
- Ưu điểm:
- Cây thừa hưởng được đặc tính tốt của cây mẹ nên sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, nhanh cho quả.
- Hệ số nhân giống cũng như tỷ lệ sống cao.
- Cây ít bị nhiễm sâu, bệnh [1] [3].
- Nhược điểm:
- Đòi hỏi người ghép phải có kỹ thuật tốt, thao tác cẩn thận, tỉ mỉ.
- Cây nhanh thoái hóa, quả bưởi thường không ngon và tép bưởi khá khô [3].
Các bước ghép mắt cho cây bưởi
Chuẩn bị dụng cụ ghép gồm kéo, dao và bao quấn chuyên dụng.
Lưu ý: Các dụng cụ ghép phải được khử trùng trước khi sử dụng.
- Bước 1: Xử lý gốc ghép.
- Tại vị trí ghép, dùng dao vát một lớp vỏ trên thân có kích thước tương ứng với mắt ghép đã cắt.
- Bước 2: Xử lý mắt ghép
- Tại các cành được chọn, dùng dao sắc cắt vát lấy phần mắt ghép, phía dưới mắt ghép có dính một ít gỗ.
- Bước 3: Tiến hành ghép mắt
- Gắn mắt ghép vào gốc ghép, điều chỉnh để mắt ghép nằm gọn trên gốc ghép.
- Bước 4: Cố định mắt ghép
- Dùng bao chuyên dụng quấn cố định phần mắt ghép và gốc ghép.
Lưu ý: Quấn chặt 2 đầu để nước không vào làm thối mắt ghép, ở phần mắt ghép chỉ quấn một lớp mỏng.
Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau khi ghép
- Tưới nước
- Bà con chủ động tưới nước từ 1-2 lần/ngày, vào buổi sáng hoặc chiều mát. Vào mùa khô, chú ý theo dõi độ ẩm đất để điều chỉnh chế độ tưới sao cho hợp lý.
- Cắt tỉa
- Song song với sự phát triển của mầm ghép, các mầm khác của gốc ghép cũng sẽ phát triển. Cần cắt bỏ các mầm này để cây tập trung nuôi mầm ghép [4].
- Phân bón
- Ở giai đoạn sau ghép, cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cây liền mối ghép và nhanh bật chồi. Bà con có thể bón phân hóa học NPK kết hợp với phân hữu cơ vi sinh như BS14 - Phân bón lá Amino (Bón lá) và BS21 - Phân bón Humic vi sinh (Bón gốc) để kích thích bộ rễ phát triển, cây bật chồi nhanh, chồi to, khỏe.
Hy vọng bà con đã có thêm những thông tin tham khảo bổ ích về cách ghép cây bưởi mà chúng tôi đã tổng hợp trên đây.
Tài liệu tham khảo
[1] Hồng Diễn Farm (2020). Các lưu ý và kỹ thuật ghép bưởi giúp nhân giống hiệu quả.
[2] Biển Lặng (2020). Phương pháp ghép cây bưởi, cây xoài.
[3] Bưởi Diễn Văn Trì. Giới thiệu kỹ thuật ghép mắt cây bưởi Diễn.
[4] Biển Lặng (2020). Phương pháp ghép cây bưởi, cây xoài.
Xem thêm