Cà phê chè, cà phê Robusta là những loại cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam. Bà con nên chọn giống cây tùy vào địa hình, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để có thể đạt được năng suất tốt nhất.
Cách chọn giống cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao
Các giống cà phê phổ biến hiện nay
Cà phê Catimor [1]
Cà phê Catimor là giống thuộc nhóm cà phê chè Arabica, độ cao yêu cầu của các giống trong nhóm này dao động từ 900 - 1.000m.
Giống cà phê cây thấp, đốt ngắn, tán gọn, quả sai, ít bị sâu đục thân tấn công và có khả năng kháng bệnh gỉ sắt.
Năng suất của giống này đạt khoảng 2,5 - 3 tấn/ ha nếu trồng với mật độ 5.000 - 6.000 cây/ ha.
Cà phê Catimor yêu cầu khí hậu mát mẻ, đất có tầng canh tác dày và chủ động được nguồn nước. Độ cao yêu cầu của giống
Là loại cà phê có hương vị thơm, nổi tiếng với độ chua với một ít vị chát và hậu vị hơi mặn.
Cà phê Moka [1], [2]
Cà phê Moka thuộc nhóm cà phê chè Arabica.
Đây là giống cà phê khó trồng, dễ bị sâu bệnh và phải có điều kiện chăm sóc đặc thù, chỉ sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1.500m.
Cà phê Moka cho quả nhỏ, tròn (khác với các giống hác là dài và dẹt). Năng suất của giống này khá thấp (khoảng 1 - 1,5 tấn trái tươi/ ha). Tuy nhiên giá thành của cà phê Moka cao này cao hơn rất nhiều so với các giống khác.
Cà phê vối Robusta [1], [2]
Đây là loại cà phê chiếm khoảng 39% các sản phẩm cà phê.
Cây cà phê vối Robusta có dạng thân gỗ, thân bụi, chiều cao cây trưởng thành có thể đạt khoảng 10m. Cành của giống cà phê này tương đối lớn, có nhiều nhánh, tán rộng, mặt lá gồ ghề.
Độ cao thích hợp để cà phê Robusta phát triển là dưới 1.000m.
Hạt cà phê vối Robusta có kích thước nhỏ hơn cà phê Chè. Tuy nhiên giá cà phê Robusta thường chỉ bằng 1 nửa giá cà phê Chè.
Cà phê mít [1], [2]
Cà phê mít có thân lớn, cao từ 6 - 15m, cành lớn, tán rộng,lá to, hình trứng hoặc lưỡi mác.
Quả cà phê mít Chari có hình bầu dục, múm quả to và lồi. Giống cà phê này có đặc điểm là ra hoa vào vị trí cũ ở mùa kế tiếp nên trên một đốt cành có thể xuất hiện cùng lúc quả xanh, quả chín, nụ và hoa.
Cà phê mít ít được bà con trồng để canh tác vì giá trị thấp và không được thị trường ưa chuộng.
Kỹ thuật chọn hạt giống
Chọn hạt giống từ những vườn cho năng suất cao, có tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp.
Cây lấy hạt giống cho năng suất cao, ổn định định nhiều năm, không nhiễm sâu bệnh, quả lớn, tỉ lệ tươi/ nhân thấp.
Quả lấy làm giống là những quả to, chín đều, không sâu bệnh.
Lưu ý: Bên cạnh việc tự chọn hạt giống từ vườn sản xuất, bà con có thể mua giống cà phê từ các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền chuyên sản xuất hạt giống.
Kỹ thuật chọn gốc ghép [2]
Chọn gốc ghép là những cây thân thẳng, cao 25 - 30cm, không bị dị dạng.
Thân có từ 4 - 6 cặp lá màu xanh đậm, đường kính gốc 3 - 4mm, lóng thân phần ghép dài tối thiểu 3cm.
Cây chọn làm gốc ghép, không nhiễm sâu bệnh.
Lưu ý: Hiện nay, cà phê mít là giống được nhiều bà con và nhà vườn chọn là gốc ghép vì bộ rễ khỏe và có khả năng chịu hạn tốt.
Kỹ thuật chọn chồi ghép [2]
Chồi ghép được lấy từ chồi vượt trên thân, mang 1 cặp lá bánh tẻ.
Không chọn chồi quá non hoặc quá già.
Chồi ghép được cắt bỏ ½ - ⅔ diện tích phiến lá và thu vào trước 10 giờ sáng.
Lưu ý: Cây lấy chồi là những giống tốt, đã được nhà nước thẩm định và cho phép sử dụng.
Tài liệu tham khảo
[1] Minh Ngọc. Kỹ thuật trồng cà phê hiệu quả, NXB Đồng Nai, trang 11 - 15
[2] Nguyễn Văn Tân và ctv. Giáo trình mô đun nhân giống cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 6 - 8 và 26.