Cà phê có thể nhân giống bằng 2 cách bao gồm vô tính (ghép chồi) và hữu tính (gieo hạt). Dựa vào mục đích nhân giống và kỹ thuật, bà con có thể lựa chọn phương pháp nhân giống phù hợp. 

Kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Kỹ thuật nhân giống bằng hạt
Kỹ thuật nhân giống bằng hạt

Xử lý, ủ hạt giống cà phê 

Các bước ủ giống cà phê bằng hạt không bóc vỏ [1]

Phương pháp nhân giống bằng hạt không bóc vỏ và ủ trên luống thường được áp dụng khi lượng giống nhiều và hạt đã được bảo quản lâu ngày. 

- Bước 1: Chà xát quả cà phê chín bằng tay hoặc máy thành 2 phần hạt và vỏ. 

- Bước 2: Đãi thật sạch lớp vỏ quả và rửa hạt thật sạch qua nước 3 - 5 lần. 

- Bước 3: Hòa vôi với tỉ lệ 1 ký vôi và 50 lít nước, chờ vôi lắng nước, loại bỏ cặn, đun nóng lên 55 - 60 độ C, sau đó ngâm hạt vào dung dịch vừa đun trong 18 tiếng. 

- Bước 4: Lên luống đất với chiều cao khoảng 10 - 15cm, rộng 1 - 1,2m, mặt luống phẳng. 

- Bước 5: Rải 1 lớp cát dày 1 - 2cm lên luống sau đó rải lớp hạt dày 3 - 4cm, cuối cùng phủ lớp cát dày 1 - 2cm và rơm lên trên. 

Sau 10 - 15 ngày hạt cà phê sẽ bắt đầu nhú ra khỏi vỏ, bà con tiến hành đem gieo ngay, không nên để dài hơn 1mm. 

Các bước ủ giống cà phê bóc vỏ và làm sạch vỏ lụa [1]

Tách vỏ hạt cà phê
Tách vỏ và làm sạch vỏ lụa của hạt cà phê

- Bước 1: Chà xát quả cà phê chín bằng tay hoặc máy thành 2 phần hạt và vỏ sau đó đãi và rửa thật sạch qua 3 - 5 lần nước. 

- Bước 2: Phơi hạt dưới nắng cho vỏ thóc hơi giòn. 

- Bước 3: Bóc hoặc xát vỏ thóc bằng tay và loại bỏ các hạt xấu. 

- Bước 4: Ngâm hạt bằng nước ấm sạch trong 14 - 16 giờ ở nhiệt độ 45 - 55 độ C cho đến khi vỏ lụa nhũn ra. 

- Bước 5: Ủ hạt bằng cách bỏ hạt vào bao lưới sạch và đặt vào thúng sau đó đậy kín hoặc rải đều trên nền sạch và đậy lại bằng bao tải sạch. 

Lưu ý: Trong quá trình ủ bà con nên theo dõi, đãi rửa hạt thường xuyên để loại bỏ các hạt thối mốc. 

Sau 5 - 7 ngày rễ mầm sẽ nhú ra, chọn các hạt vừa nảy mầm để gieo. Không để mầm dài quá 1mm. 

Chuẩn bị bầu đất 

Bầu đất sẽ là nơi cây cà phê con hấp thụ chất dinh dưỡng trong suốt thời gian vườn ươm và trước khi trồng mới. Kỹ thuật làm bầu đất sẽ quyết định rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con, đặc biệt là bộ rễ. 

- Bầu đất thường được bà con sử dụng trong quá trình ươm có kích thước 14 x 25cm.

Chuẩn bị bầu đất
Chuẩn bị bầu đất trồng cây

Các bước chuẩn bị bầu đất [1]: 

- Bước 1: Chuẩn bị đất và phân hữu cơ. (Sử dụng lớp đất mặt 10 - 15cm tơi xốp, không lẫn rễ cây, đá, sỏi và phân hữu cơ hoai mục, tơi nhỏ) 

- Bước 2: Trộn đều hỗn hợp đất và phân hữu cơ theo tỉ lệ 4 phần đất: 1 phần phân + 5 - 6kg lân và 1 - 3kg vôi tính cho 1m3 đất trộn. 

- Bước 3: Đóng hỗn hợp đất vào bầu cho thật chặt, không bị gãy khúc và rời ra từng phần. 

- Bước 4: Lấp ⅓  - ¼ chiều cao của bầu vào đất sau đó đặt bầu thẳng đứng sao cho khít lại và thẳng hàng với nhau. 

Gieo hạt vào bầu

Gieo hạt giống vào bầu

Cà phê trồng bằng hạt giống

- Bước 1: Tưới bầu đất đẫm nước 1 - 2 ngày để toàn bộ bầu được ẩm đều 

- Bước 2: Gieo hạt vào chính giữa bầu, hướng đầu rễ quay xuống đất. Mỗi bầu chỉ gieo 1 hạt. 

- Bước 3: Phủ lớp đất dày khoảng 2 - 3cm lên hạt sau đó tưới nước lên bề mặt bầu. 

Lưu ý: Các bầu đất ở rìa luống bà con có thể gieo từ 2 - 3 hạt để dự trữ sau này trồng dặm. 

Kỹ thuật giâm chồi cà phê

Giâm chồi là một trong những phương pháp nhân giống cà phê vô tính phổ biến và hiệu quả, giúp tạo ra những cây con có đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong việc nhân giống các giống cà phê quý hiếm, năng suất cao và chất lượng tốt.

Ưu điểm của phương pháp giâm chồi:

  • Giữ nguyên đặc tính giống: Cây con sinh ra từ phương pháp giâm chồi sẽ giữ nguyên tất cả các đặc tính của cây mẹ, bao gồm năng suất, chất lượng hạt, khả năng chống chịu sâu bệnh,...
  • Nhanh chóng cho thu hoạch: Cây giâm chồi thường phát triển nhanh hơn so với cây trồng từ hạt, giúp rút ngắn thời gian thu hoạch.
  • Tạo ra số lượng lớn cây giống: Phương pháp giâm chồi có thể tạo ra một số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.
  • Phù hợp với nhiều giống cà phê: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều giống cà phê khác nhau.

Quy trình giâm chồi cà phê

Chọn cành giâm:

  • Chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, có đủ mắt ngủ.
  • Chồi cắt nên khoảng 2 đốt dài, có độ dài từ 15-20cm.

Chuẩn bị môi trường giâm:

  • Sử dụng các loại giá thể như xơ dừa, tro trấu, mùn cưa đã được xử lý.
  • Đảm bảo giá thể tơi xốp, thoát nước tốt và giữ ẩm.

Tiến hành giâm:

  • Cắt bỏ lá già ở phần dưới của cành giâm, chỉ để lại 2-3 lá ở phần trên.
  • Dùng thuốc kích thích ra rễ xử lý phần gốc của cành giâm. Ngâm phần gốc khoảng 5-7cm trong khoảng 15-20 phút.
  • Cắm cành giâm vào giá thể, giữ cho phần gốc cắm sâu khoảng 5-7cm.

Chăm sóc cây giâm:

  • Đặt cây giâm ở nơi có bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Tưới nước thường xuyên để giữ cho giá thể luôn ẩm.
  • Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những cành giâm bị hỏng.

Chuyển cây con:

Khi cây giâm đã ra rễ và phát triển các chồi mới, có thể chuyển chúng sang bầu hoặc trồng trực tiếp xuống đất.

Kỹ thuật ghép chồi cà phê

ghép chồi cà phê

Ghép chồi cây cà phê

Thời vụ ghép: từ tháng 3 đến tháng 6. tuy nhiên đối với vườn ươm, bà con có thể ghép cây quanh năm. 

Các bước ghép cà phê [1]:

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép  

- Cắt bỏ ngọn gốc ghép cách mặt bầu 15 - 20cm và cách nách lá bên dưới 3 - 4cm. 

- Dùng dao chẻ đều dọc giữa thân gốc ghép sâu 2 - 2,5cm. 

  • Bước 2: Xử lý chồi ghép 

- Cắt ½ - ⅓ diện tích phiến lá của chồi. 

- Vát đều hai bên chồi ghép một góc khoảng 45 độ, dài 1,5 - 2cm.  

  • Bước 3: Ghép 

- Đưa chồi ghép vào gốc ghép sao cho lớp vỏ xanh của gốc và chồi tiếp xúc với nhau ít nhất 1 bên. 

  • Bước 4: Cố định chồi ghép và gốc ghép

Cố định chồi ghép

Cố định chồi và gốc ghép 

- Dùng dây nilon quấn theo chiều từ dưới lên trên sau đó buộc chặt và kín vết ghép. 

  • Bước 5: Bảo quản cây ghép 

Chụp kín phần cây ghép lại bằng túi nilon và xếp ngay ngắn vào luống ươm. 

So sánh 3 kỹ thuật nhân giống cà phê

  Nhân giống bằng hạt Nhân giống bằng phương pháp giâm chồi Nhân giống bằng phương pháp ghép chồi
Ưu điểm Nhân giống với số lượng lớn, tỉ lệ thành công cao Thực hiện với các giống cà phê không nhân giống được từ hạt, nhận được các đặc tính di truyền từ cây mẹ  Có được cả ưu điểm từ gốc và chồi ghép. Thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh được thu hoạch.
Nhược điểm Cây con không giữ được các ưu điểm, phẩm chất tốt từ cây mẹ. Thời gian phát triển dài lâu được thu hoạch Đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cao, tỉ mỉ Đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cao, tỉ mỉ

Xem thêm Kỹ thuật trồng cà phê

Chăm sóc cà phê mới trồng

Bệnh tuyến trùng rễ ở cà phê

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Tân và ctv. Giáo trình mô đun nhân giống cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 16 - 31.