Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cưa đốn để kéo dài tuổi thọ
Đốn đau hay cưa đốn là phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ của cây cà phê. Tuy nhiên để cây có thể kéo dài được tuổi thọ, bên cạnh việc cưa đốn bà con cần phải có chế độ chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại phù hợp.
Thời gian cưa đốn cây cà phê
- Đốn đau cây cà phê từ tháng 3 đến tháng 4, sau thu hoạch hoặc đầu mùa mưa [1].
Kỹ thuật cưa đốn cà phê
- Dùng cưa, cưa bỏ phần thân cách gốc từ 20 - 25cm trở lên [1].
Lưu ý: Bề mặt cắt phải phẳng và vát 1 góc không hướng về phía tây.
- Phần thân sau khi đốn bỏ phải đưa ra khỏi vườn.
Cắt tỉa cành cà phê
- Sau 1 - 2 tháng cưa cây, bà con tiến hành giữ lại các chồi khỏe và phân bố đều trên thân gốc.
- Chọn giữ lại 2 chồi cao 20 - 30cm để tạo thân, đồng thời thường xuyên loại bỏ các chồi vượt phát sinh.
- Hãm ngọn cây ở độ cao 1,6 - 1,8m và tiến hành tỉa cành tạo tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Tưới nước cây cà phê
- Tiến hành tưới nước khi độ ẩm đất khẳng 25 - 26%.
- Lượng nước tưới cho 1ha dao động từ 300 - 400m3/ 1 lần tưới. Mỗi lần cách nhau 20 - 25 ngày [2], [3].
Sâu bệnh hại cây cà phê
Sâu hại
Sâu hồng, mọt đục thân là những tác nhân vô cùng nguy hiểm đối với cà phê.
Giai đoạn cưa đốn, bà con sử dụng BS25 - Insect chứa các thành phần sinh học như nấm xanh, nấm trắng để phòng trừ những loại sâu, côn trùng này.
Sản phẩm là sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, khắc phục được tính kháng thuốc trên nhiều loại dịch hại, giúp bà con kiểm soát sâu, côn trùng gây hại hiệu quả, tiết kiệm được chi phí chăm sóc.
Bệnh hại
Khô cành, khô quả, đốm lá, nứt thân, rỉ sắt, vàng lá thối rễ,.. là những bệnh phổ biến và nguy hiểm trên cây cà phê.
Bà con sử dụng kết hợp bộ đôi sinh học BS01 - Chaetomium và BS03 - Physa để kiểm soát nấm khuẩn và các tác nhân gây hại trên vườn. Thành phần sản phẩm chứa các chủng nấm như: Chaetomium spp., Trichoderma spp., Paecilomyces spp.,... có khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh đồng thời cải tạo đất, góp phần giảm thiểu lượng phân bón hóa học.
Bón phân cây cà phê
Phân bón hóa học [3]
- Liều lượng phân bón
Loại phân bón |
Ure |
Super |
Kali |
Liều lượng phân bón (kg/ ha/ năm) |
250 - 304 |
909 - 1.090 |
200 - 250 |
- Thời gian và tỷ lệ bón phân
Loại phân bón |
Tỷ lệ phân bón (%) |
|||
Tháng 2 - 3 |
Tháng 4 - 5 |
Tháng 6 - 7 |
Tháng 9 - 10 |
|
Đạm |
20 |
30 |
30 |
20 |
Lân |
100 |
- |
- |
- |
Kali |
20 |
30 |
30 |
20 |
Phân bón hữu cơ vi sinh
- Bón gốc
Dùng BS21 - Humic để bón gốc cho vườn cà phê giai đoạn cưa đốn.
Bên cạnh nguồn Humic chất lượng cao, thành phần sản phẩm còn được bổ sung nhiều chủng vi sinh có lợi, giúp cải tạo chất lượng đất, gia tăng hệ sinh vật có lợi trong đất, kích thích cây phát triển thân, cành và bộ tán mới.
- Bón lá
Khi cây bắt đầu phục hồi dần chồi, lá. Bà con có thể sử dụng sản phẩm bón lá BS14 - Amino để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ vi sinh hiện đại, giúp cây hấp thu dinh dưỡng và phục hồi nhanh.
Tài liệu tham khảo
[1] Sở nông nghiệp & PTNT, 2018. Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cà phê chè ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trang 18.
[2] Minh Ngọc. Kỹ thuật trồng cà phê hiệu quả, NXB Đồng Nai, trang 41.
[3] Nguyễn Văn Tân và ctv. Giáo trình mô đun nhân giống cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 16 và trang 35 - 42.