Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cà rốt giai đoạn hình thành rễ củ

Kích thước chữ

Hình thành rễ củ là giai đoạn chuyển giao khá quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây cà rốt. Cây sẽ phát triển toàn diện trong giai đoạn này, vì vậy việc chăm sóc và bón phân hợp lý là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng củ được hình thành sau này.

Chăm sóc cây cà rốt giai đoạn hình thành rễ củ

Tưới nước

Tưới nước cho cây cà rốt
Tưới nước cho cây cà rốt
  • Giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển củ. Có thể tưới nước cho cây cà rốt từ 2 - 5 ngày/ lần tùy vào thời vụ và sa cấu đất trồng.

Lưu ý: Nếu thiếu nước ở giai đoạn này, củ cà rốt sẽ bị phân nhánh, chất lượng củ kém, ảnh hưởng đến năng suất sau cùng của cây.

Tỉa cây

  • Khi cây cao 8 - 10cm, tiến hành tỉa lần 2. Nhổ bỏ các cây sinh trưởng kém, còi cọc, nhiễm bệnh, phát triển không đều, giữ lại những cây khỏe mạnh, xanh tốt, cứng cáp [1].
  • Sau khi tỉa, khoảng cách giữa các cây cà rốt sẽ dao động từ 7 - 9cm, số lượng cây trên 1ha khoảng 375.000 cây.

Kiểm soát sâu bệnh trên cây cà rốt giai đoạn hình thành rễ củ

Sâu hại

  • Giai đoạn hình thành rễ củ cây cà rốt thường xuyên bị tấn công bởi rệp muội, sâu xám, mọt đục củ cùng nhiều loại côn trùng gây hại khác. Cần phải theo dõi vườn thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt các loại sâu, côn trùng gây hại.
  • Bà con có thể lựa chọn BS25 - Insect để phòng ngừa và kiểm soát sâu côn trùng gây hại cho cây cà rốt. Sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh với các nấm khuẩn đối kháng, có hiệu lực mạnh với các đối tượng dịch hại, đem lại hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng.

Bệnh hại

  • Tuyến trùng, đốm lá, phấn trắng là những loại bệnh thường gây hại trên cây cà rốt ở giai đoạn này. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hình thành củ.
  • Sử dụng phối hợp BS02 - Tika cùng BS08 - Tigon để kiểm soát, phòng trị nấm khuẩn và tuyến trùng gây hại cho cà rốt ở giai đoạn này. Sản phẩm sinh học, an toàn, chứa các vi sinh có khả năng đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh, đem lại hiệu quả cao khi phun phòng và phun trị.
Bộ đôi chuyên xử lý sâu bệnh hại trên cà rốt
Bộ đôi chuyên xử lý sâu bệnh hại trên cà rốt

Bón phân cho cây cà rốt giai đoạn hình thành rễ củ

Phân hóa học

Giai đoạn này cây cà rốt cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thân, lá và rễ. Cần cung cấp đầy đủ và hợp lý các loại phân bón chứa Đạm và Kali để cây phát triển tốt nhất.

  • Sau 40 ngày trồng tiến hành bón lót đợt 2 cho cây với liều lượng trên 1.000m2 như sau: 80kg Ure + 100kg Kali [2].

Lưu ý: Phải cân đối lượng phân Đạm bón trong thời điểm này, bón quá nhiều Đạm sẽ làm cây phát triển quá nhiều về thân, lá mà không tập trung dinh dưỡng để hình thành củ, ảnh hưởng xấu đến năng xuất.

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc

Dinh dưỡng bón gốc cho cà rốt
Dinh dưỡng bón gốc cho cà rốt

Sử dụng các phân vi sinh hữu cơ có thương hiệu, được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín trên thị trường như BS21 - Humic vi sinh để giúp cây khỏe và phát triển toàn diện.

Sản phẩm chứa nguồn Humic cao cấp cùng các vi sinh vật có ích giúp cải tạo đất trồng, đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, kích thích cây hình thành rễ củ, đồng thời hạn chế nấm bệnh thối rễ phá hại.

  • Bón lá

Sử dụng kết hợp phân hóa học, phân hữu cơ hoặc với sản phẩm sinh học của bacsicayxanh để kích thích sự sinh trưởng, giúp cây ra rễ mạnh, hình thành rễ củ nhanh chóng.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sản xuất cà rốt an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, trang 4.

[2] Phạm Thị Hậu và ctv. Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc cà rốt, cải củ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 42 - 52.