Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cà rốt giai đoạn nuôi củ

Kích thước chữ

Chăm sóc, bón phân giai đoạn nuôi củ là một trong những khâu quan trọng trong quá trình canh tác cà rốt. Cây có đạt được năng suất hay không, hiệu quả kinh tế của người dân có cao hay không được quyết định nhiều nhất ở quá trình chăm sóc, bón phân trong giai đoạn này.

Chăm sóc cây cà rốt giai đoạn nuôi củ

Tưới nước

  • Giai đoạn nuôi củ, cà rốt rất nhạy cảm với việc tưới tiêu, tưới nước quá nhiều có thể khiến củ bị thối và nhiễm các loại nấm bệnh nguy hiểm, thậm chí nấm bệnh lây lan có thể gây hỏng củ hàng loạt.
  • Có thể tưới nước cho cây từ  5 - 7 ngày/ lần. Tùy vào độ ẩm, thời tiết tại địa điểm canh tác mà có thể gia giảm lượng nước và khoảng cách giữa các lần tưới, đảm bảo sao cho độ ẩm đất dao động từ 70 - 75%.

Tỉa cây

  • Trước khi thu hoạch từ 30 - 40 ngày, bà con có thể tiến hành cắt tỉa bớt lá già, lá gốc đồng thời cắt bớt một phần ngọn lá trên mặt luống, kích thích lá đứng thẳng, tăng khả năng quang hợp, tích lũy dinh dưỡng cho củ [1].

Kiểm soát sâu bệnh trên cây cà rốt giai đoạn nuôi củ

Sâu hại

  • Cây cà rốt rất dễ bị các côn trùng như ruồi đục củ, mọt đục củ, rầy, rệp,... tấn công ở giai đoạn này. Nên chủ động phòng ngừa và có biện pháp phòng trị đúng cách để kiểm soát các loại dịch hại.
  • Sử dụng BS25 - Insect để phun phòng và trị các loại sâu, côn trùng gây hại cây cà rốt ở giai đoạn này. Đây là sản phẩm sinh học có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu - côn trùng gây hại; an toàn; được sử dụng rộng rãi cho các loại dịch hại trên nhiều loại rau màu khác nhau.

Bệnh hại

  • Thối củ, thối đen, thối nhũn, phấn trắng,... là những loại bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng cho cây cà rốt trong suốt quá trình hình thành củ. Đặc biệt là các bệnh về củ, nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của người nông dân.
  • Bà con có thể sử dụng sản phẩm BS02 - Tika để phòng ngừa và kiểm soát các mầm bệnh gây hại trên cà rốt. Sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, có thành phần nấm khuẩn đối kháng, đem lại hiệu quả cao, an toàn, được nhiều người nông dân tin tưởng và sử dụng.
Bộ đôi xử lý sâu bệnh hại cà rốt nuôi củ
Bộ đôi xử lý sâu bệnh hại cà rốt nuôi củ

Bón phân cho cây cà rốt giai đoạn nuôi củ

Phân hóa học

Cây cà rốt cần rất nhiều dinh dưỡng trong quá trình nuôi củ. Cây sẽ cho củ nhỏ, chất lượng kém, hiệu quả kinh tế không cao, nếu lượng phân bón không được cung cấp đủ trong giai đoạn này.

  • Lượng phân bón hóa học cho 1.000m2  được khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn nuôi củ là: 12kg Ure + 15kg Kali [2].

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Có thể bón các phân vi sinh hữu cơ chứa hàm lượng kali cao, để kích thích rễ củ phát triển to khỏe, tăng năng suất cây cà rốt.

  • Bón lá

Bổ sung dinh dưỡng qua lá để cây hấp thụ nhanh và hiệu quả. Sử dụng các loại phân bón chứa hàm lượng đa, trung, vi lượng như: Kali, Nito, Mg, Mn, Cu, Fe, Mo,.. Đồng thời bổ sung thêm acid amin cho cây bằng cách phun qua lá BS14 - Amino của bacsicayxanh.

Sản phẩm cung cấp trực tiếp Amino acid cho cây trồng, giúp cây tổng hợp protein, hỗ trợ quá trình phát triển củ. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng hỗ trợ  cải thiện hệ sinh vật trong đất, tạo điều kiện phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất, giúp cây cà rốt hấp thụ đầy đủ, kịp thời.

Dinh dưỡng bón lá cho cà rốt xanh tốt
Dinh dưỡng bón lá cho cà rốt xanh tốt

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sản xuất cà rốt an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, trang 4.

[2] Phạm Thị Hậu và ctv. Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc cà rốt, cải củ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 42 - 52.