Ngoài việc cần lựa chọn hạt giống có chất lượng tốt, năng suất cao thì việc chọn đất hoặc giá thể và kỹ thuật xử lý đất trồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cả chu kỳ sinh trưởng, phát triển của dưa lưới.
Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây trồng
Để cây dưa lưới có thể phát triển tốt và cho năng suất cao, chúng ta cần phải lựa chọn đất trồng phù hợp với những đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây.
Điều kiện tính chất đất
-
Dưa lưới có khả năng chịu ngập úng khá kém, khi độ ẩm đất quá cao, sâu bệnh hại sẽ dễ dàng xâm nhiễm làm cho cây phát triển kém, năng suất thấp.
-
Bà con nên lựa chọn những loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt và tơi xốp. Có thể lựa chọn các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha hay đất trộn trấu,... để canh tác dưa lưới [1].
Điều kiện tính chất giá thể
-
Hiện nay, dưa lưới trồng trong nhà màng cho năng suất rất cao, chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Vì vậy, giá thể trồng dưa đang ngày càng được bà con nông dân quan tâm.
-
Thành phần của giá thể bao gồm: 80% Mụn dừa (đã được xử lý chát) + 20% phân hữu cơ hoai mục (hoặc phân hữu cơ sinh học) [2].
Điều kiện pH đất
-
Đất trồng dưa lưới lý tưởng có độ pH từ 6 - 6.5. Nếu pH <6 sẽ khiến cây bị vàng lá, ngược lại cây sẽ còi cọc, châm phát triển.
-
Khi độ pH vượt khỏi ngưỡng thích hợp cần tiến hành điều chỉnh để cây có thể thuận lợi phát triển [3].
Xem thêm: Hướng dẫn chọn hạt giống dưa lưới
Xử lý, cải tạo đất trước gieo trồng
Trong đất chứa rất nhiều tác nhân gây hại cho dưa lưới như: Vi khuẩn, nấm bệnh, tuyến trùng,... khi gặp được điều kiện thích hợp chúng sẽ xâm nhiễm và gây hại cho cây trồng. Ngoài ra, lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng góp phần làm thay đổi tính chất đất, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, việc cải tạo đất là vô cùng quan trọng trong quá trình canh tác dưa lưới.
Khâu chuẩn bị
-
Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng/ nhà màng
Dọn dẹp, thu gom và tiến hành tiêu hủy tàn dư thực vật của mùa vụ trước, sau đó phun khử trùng vườn để hạn chế sự phát sinh dịch hại.
-
Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
Các dụng cụ cần thiết để xử lý đất trồng bao gồm:
- Cuốc, xẻng, cào.
- Vôi: Sử dụng vôi nông nghiệp hoặc tinh vôi bán ở các cửa hàng nông nghiệp uy tín.
- Phân bón lót: Có thể sử dụng phân chuồng, phân trùn quế hoai mục hoặc phân xanh.
- BS07 Trichoderma: Xử lý và loại bỏ nấm bệnh có trong đất, phân giải các chất hữu cơ khó tan trong đất giúp cây dễ hấp thu, làm đất tơi xốp.
- BS10 Nano Bạc: Sát khuẩn, diệt nấm, virus cực nhanh, tẩy sạch rong rêu, rửa vườn/nhà màng sau thu hoạch. Sản phẩm an toàn và được khuyên dùng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ, không gây hại cho người tiêu dùng.
Khâu tiến hành xử lý, cải tạo đất
-
Bước 1: Cày sâu, phơi ải
Cày sâu toàn bộ đất trồng vụ mùa trước từ 15 - 20cm. Sau đó tiến hành phơi ải để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại đang tồn tại trong đất.
-
Bước 2: Bón vôi
Rắc đều vôi bột lên toàn bộ bề mặt đất để tiến hành xử lý đất (nếu mùa trước bị sâu bệnh nặng thì lượng vôi bột có thể tăng thêm để tiêu diệt mầm bệnh).
Lưu ý: Nếu lạm dụng quá nhiều vôi bột sẽ làm đất có tính kiềm, độ pH không thích hợp để trồng dưa lưới, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn vụ của cây.
-
Bước 3: Bón lót
Sau khi bón vôi từ 10 - 15 ngày, tiến hành bón lót cho đất, có thể bón kết hợp phân chuồng hoai mục + phân trùn quế để đảm bảo dinh dưỡng sau này cho cây trồng.
-
Bước 4: Xử lý đất bằng BS07 - Trichoderma
Sau khi bón vôi từ 10 - 15 ngày , pha BS07 - Trichoderma với liều lượng 1kg BS07 với 200 - 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng. Có thể bón cùng lúc phân bón lót và Trichoderma để tiết kiệm thời gian xử lý đất.
BS07 - Trichoderma giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại trong đất như: Nấm, vi khuẩn,... Đồng thời, Trichoderma còn có khả năng phân giải các chất hữu cơ khó tan trong đất, giúp đất tơi xốp, hỗ trợ cho sự phát triển của cây.
Xem thêm: Kỹ thuật gieo trồng dưa lưới
Đối với nhà màng
- Sau khi thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật, sử dụng BS10 - Nano Bạc để tiến hành phun khử trùng nhà màng. Sản phẩm giúp sát khuẩn, diệt nấm, virus cực nhanh, tẩy sạch rong rêu, đảm bảo sự an toàn cho cây trồng trong mùa vụ tới.
Tài liệu tham khảo
[1] Tài liệu mạng: Cách trồng dưa lưới năng suất cao.
[2] Trung tâm Khuyến nông Tp.HCM (2020), Cẩm nang: Trồng dưa lưới trong nhà màng [trang 14].
[3] Kỹ sư Nông nghiệp Đào Khắc Anh (2022), "Kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao", web Hoa Cúc Xanh.