Kích thước chữ
Cây hoa cẩm chướng sau khi được chuyển từ vườn ươm sang vườn canh tác cần được theo dõi và chăm sóc kỹ càng. Để cây cẩm chướng phát triển khoẻ mạnh, bà con cần có chế độ tưới nước, bón phân cùng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý.
- Mùa nắng tưới 2-3 ngày/lần.
- Mùa mưa tưới 4-5 ngày/lần.
Lưu ý:
- Tưới nước vào buổi sáng để tránh ướt lá vào buổi chiều tối, từ đó hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
- Trong những ngày trời nắng nóng, tưới nước kết hợp tưới phun lên lá giúp làm mát cây [3].
Đối với cẩm chướng, bấm ngọn là kỹ thuật quan trọng vì nó quyết định đến số cành hoa, thời gian ra hoa và chất lượng cành hoa trên mỗi cây. Bấm ngọn giúp các nhánh bên phát triển đồng đều, thu hoạch hoa hàng loạt.
- Thời gian bấm ngọn: Sau khi trồng cây con được 4 tuần.
- Cách bấm ngọn: Giữ lại 5-6 cặp lá, bấm từ gốc lên 5-6 đốt.
- Thời gian bấm ngọn: Bẻ ngọn lần 2 ở tuần 8-9 sau khi trồng.
- Cách bấm ngọn: đối với 1-2 ngọn lớn nhất, bấm từ gốc lên 5-6 đốt, chỉ giữ lại 2 cặp lá.
Lưu ý: Bấm ngọn lần 2 để mỗi cành có thêm cành phụ. Các cành phụ này sẽ cho hoa chậm hơn và chất lượng hoa giảm hơn so với cành chính, nhưng sản lượng hoa cuối vụ lại cao hơn so với không bấm ngọn.
Lưu ý: Không nên bấm ngọn vào lúc sáng sớm, chiều tối và những ngày trời mưa. Nên bấm ngọn vào ngày nắng vì lúc này độ ẩm thấp, đỉnh sinh trưởng dẻo và vết thương mau lành, tránh được mầm bệnh xâm nhập gây hại.
Đối với cẩm chướng đơn, cây mọc rất nhiều chồi nách, nên thường xuyên tỉa bỏ để tập trung nuôi cành hoa khoẻ mạnh.
Để cây không bị cong queo, đổ ngã, bà con nên sử dụng giàn đỡ bằng lưới để đỡ cây.
Sâu hại
Giai đoạn sinh trưởng phát triển rễ, thân, lá từ lúc cây con, cẩm chướng thường chịu sự tấn công của một số loại sâu và côn trùng như: nhện đỏ, rầy mềm, bọ trĩ, sâu xanh, sâu khoang,... Sự phá hại của các loại côn trùng này khiến cây còi cọc, chậm phát triển, thậm chí dẫn đến chết cây.
Sử dụng BS25 – Insect của Bác Sĩ Cây Xanh để kiểm soát tốt các tác nhân phá hại này. Sản phẩm ứng dụng các chủng nấm ký sinh có khả năng tấn công, tiêu diệt các loại côn trùng, sâu hại hiệu quả. Đặc biệt, BS25 - Insect hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ con người, vật nuôi và thân thiện với môi trường.
Bệnh hại
Các loại bệnh như héo rũ, thối thân, lỡ cổ rễ, mốc xám,... là tác nhân chính tấn công gây hại cây cẩm chướng trong giai đoạn phát triên rễ - thân - lá. Khi bị những loại bệnh này tấn công cây sẽ còi cọc, chậm sinh trưởng, chậm ra hoa và thậm chí chết.
Kiểm soát và ngăn ngừa các mầm bệnh này bằng cách sử dụng bộ đôi BS01 - Chaetomium và BS06 - Nano Đồng. Bộ sản phẩm với thành phần chính là nấm đối kháng Chaetomium, kết hợp với công nghệ nano đồng giúp tiêu diệt phổ rộng nấm bệnh hiệu quả trên cây hoa cẩm chướng.
Phân bón hóa học [2],[3].
Các loại phân bón đạm, lân, kali, canxi, bo,... rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của hoa cẩm chướng. Để cây phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất thu hoạch cao thì bà con nên có chế độ bón phân hợp lý theo nhu cầu của cây.
Lượng phân bón nguyên chất sử dụng (tỷ lệ phân bón 1000m2):
Bổ sung thêm vi lượng và phân bón lá theo định kỳ 15-20 ngày một lần.
Lưu ý: Bà con nên phun lúc chiều mát và tưới nước rửa lá lại vào sáng sớm hôm sau để tránh nấm bệnh phát triển.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón bổ sung phân vi sinh trong thời kỳ này giúp kích thích bộ rễ, thân, cành, lá phát triển mạnh, cây sinh trưởng nhanh, tăng khả năng chống chịu với các tác nhân bất lợi từ môi trường.
Sử dụng sản phẩm BS21 Humic vi sinh trong giai đoạn này sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất, rễ tơ mọc nhiều. Từ đó giúp cây phát triển khoẻ mạnh, hạn chế sự gây hại của nấm bệnh lên cây trồng.
Trong giai đoạn này, cây cẩm chướng cần nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng sản phẩm bón lá BS14 – Amino dinh dưỡng cao cấp sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng, tạo tiền đề cho cây phát triển xanh tốt.
Tài liệu tham khảo
[1] Đặng Văn Đông, 2005. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Quyển 5 - Hoa cẩm chướng, NXB Lao Động - Xã Hội, trang 46.
[2] Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hoa cẩm chướng thương phẩm, Trung tâm khuyến nông Quảng Ninh.
[3] Quy trình kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng, Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng.