Sau thu hoạch, bà con cần tiến hành cắt tỉa cây cẩm chướng để kích thích cây mọc chồi mới kết hợp với việc vệ sinh vườn và cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây nhanh chóng hồi sức chuẩn bị cho vụ hoa tiếp theo. 

Hướng dẫn xử lý, chăm sóc hoa cẩm chướng sau thu hoạch

Cắt tỉa, vệ sinh vườn cẩm chướng giai đoạn sau thu hoạch 

  • Đối với cây đã cho 1 vụ hoa, phải cắt tỉa cành tạo tán để cho vụ sau có hoa chất lượng tốt. 

- Sau thu hoạch lần 1: cắt tỉa cành cách gốc tầm 15-30cm. 

- Sau thu hoạch lần 2: cắt tỉa cành cách mặt đất tầm 30-35cm. 

  • Sau khi cắt tỉa xong, cần thu dọn các cành lá, tàn dư trên luống để tránh phát sinh mầm bệnh hại cây. Thông thường khi thu được 3 đợt hoa cẩm chướng thì bà con nên nhổ bỏ trồng lại vụ mới [1]. 

Bón phân cho cẩm chướng giai đoạn sau thu hoạch 

Phân bón hóa học [2] 

Sau khi thu hoạch, cần bổ sung dinh dưỡng cho cây cẩm chướng để giúp cây nhanh chóng phục hồi, kích thích mọc chồi mới chuẩn bị cho lứa bông tiếp theo. Lượng phân bón nguyên chất sử dụng (tỷ lệ phân bón 1000m2): 

  • N: 6,3kg/lần 
  • P2O5: 2,7kg/lần 
  • K2O: 6,0kg/lần 

Phân bón hữu cơ vi sinh 

Bón gốc 

Cung cấp dinh dưỡng hữu cơ cho cẩm chướng giai đoạn sau thu hoạch bằng chế phẩm BS21 - Humic. Sản phẩm sử dụng nguồn Humic cao cấp cùng các chủng vi sinh vật có lợi, giúp phục hồi bền vững cây sau quá trình thu hoạch, tạo tiền đề cho đợt hoa tiếp theo. 

Humic vi sinh cho hoa cẩm chướng
Humic vi sinh cho hoa cẩm chướng

Bón lá 

Ngoài bón gốc để cung cấp dinh dưỡng qua rễ thì bà con cũng nên kết hợp với phân bón lá nhằm giúp cây hấp thu nhanh các vi chất cần thiết. 

Sử dụng BS14 – Amino với các acid amin thiết yếu giúp cây cẩm chướng trong giai đoạn thu hoạch phục hồi nhanh chóng, tăng cường miễn dịch chống lại các tác nhân có hại từ môi trường. 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Đặng Văn Đông, 2005. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Quyển 5 - Hoa cẩm chướng, NXB Lao Động - Xã Hội, trang 46.  

[2] Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hoa cẩm chướng thương phẩm, Trung tâm khuyến nông Quảng Ninh.