Chăm sóc, bón phân cây hoa cẩm chướng giai đoạn ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn ra hoa quyết định trực tiếp tới năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cẩm chướng. Vì vậy, bà con cần có chế độ bón phân, tưới nước, kiểm soát sâu bệnh phù hợp để cây phân hoá mầm hoa và nuôi hoa khoẻ đẹp. 

Chăm sóc hoa cẩm chướng giai đoạn ra hoa 

Tưới nước 

  • Ở thời kỳ ra hoa, bà con nên hạn chế tưới trực tiếp lên nụ hoa nhằm tránh các loại nấm bệnh tấn công gây thối búp, thối bông. 
  • Tần suất tưới tuỳ theo điều kiện thời tiết, mùa nắng tưới 2-3 ngày/lần, mùa mưa tưới 4-5 ngày/lần, linh động tuỳ theo nhu cầu của cây. 
  • Sử dụng nước sạch để tưới, nên xử lý nước trước khi sử dụng và tránh xa các nguồn rác thải [2]. 

Tỉa nụ 

  • Tiến hành tỉa nụ và sửa cây vào ô lưới thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của cây [1],[2]. 
Tỉa nụ vườn cẩm chướng
Tỉa nụ vườn cẩm chướng

- Đối với cành nuôi hoa đơn: tỉa bỏ các nụ bên để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ chính to khoẻ. 

- Đối với cành nuôi hoa kép: tỉa bỏ nụ chính để các hoa từ nụ bên phát triển đồng đều. Tỉa nụ khi nụ chính to cỡ hạt bắp, tỉa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương các nụ còn lại. 

Kiểm soát sâu bệnh hoa cẩm chướng giai đoạn ra hoa 

Sâu hại 

Bọ trĩ, nhện đỏ, rầy rệp, sâu xám, sâu xanh đục nụ hoa là các loại côn trùng, sâu hại chủ yếu trên cây cẩm chướng giai đoạn ra hoa. Chúng ăn phá khiến cây còi cọc, kém phát triển, làm mất màu và độ sáng của hoa, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoa đầu ra. 

Sử dụng sản phẩm BS25 – Insect để kiểm soát côn trùng, sâu hại phổ rộng. BS25 chứa nấm xanh, nấm trắng giúp phòng trừ hiệu quả các loại côn trùng chích hút, sâu ăn lá. Sản phẩm có lực kéo dài và an toàn cho sức khoẻ con người, thân thiện với môi trường. 

Thuốc trừ sâu côn trùng sinh học
Sản phẩm sinh học trừ sâu côn trùng cho hoa cẩm chướng

Bệnh hại 

Giai đoạn ra hoa, cây cẩm chướng rất nhạy cảm với nấm bệnh. Bệnh phát sinh trong thời điểm này sẽ gây sụt giảm nghiêm trọng đén năng suất và chất lượng hoa thương phẩm.  

Sử dụng các loại thuốc hoá học trên thị trường có thể khiến hoa bị cháy cánh, hư hỏng do tính nóng của thuốc.  

Sản phẩm BS01 - Chaetomium là giải pháp tối ưu để kiểm soát nấm bệnh trên cẩm chướng giai đoạn này. BS01 giúp phòng trừ hiệu quả nấm bệnh phổ rộng trên cây cẩm chướng mà lại không làm tổn thương hoa, an toàn cho con người và môi trường. 

Bộ đôi trừ nấm khuẩn gây bệnh hại cẩm chướng
Bộ đôi trừ nấm khuẩn gây bệnh hại cẩm chướng

Bón phân cho hoa hồng giai đoạn ra hoa 

Phân bón hóa học [1] 

Từ thời kỳ chồi mang hoa cho tới thời kỳ khai thác hoa, bà con theo dõi và tiến hành bón phân theo liều lượng phù hợp với nhu cầu của cây trồng. 

  • Giai đoạn chồi mang hoa 

Kể từ lúc cây bắt đầu có nụ đến trước thời kỳ khai thác hoa khoảng 2 tuần, lượng phân bón nguyên chất sử dụng (tỷ lệ phân bón 1000m2): 

  • N: 3,2kg/lần 
  • P2O5: 2,0kg/lần 
  • K2O: 4,8kg/lần 

Tiến hành bón định kỳ 2 tuần/lần cho vườn hoa. 

Ngoài ra, cần bổ sung thêm vi lượng và phân bón lá theo định kỳ 15-20 ngày một lần cho cây, nên phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế nấm bệnh phát sinh. Không tưới trực tiếp lên hoa. 

Phân bón hữu cơ vi sinh 

Bón gốc 

Dùng sản phẩm phân bón gốc BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây nhằm cung cấp humic hữu cơ cùng các chủng vi sinh vật có lợi. BS21 giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây cẩm chướng, giúp khoẻ cây, xanh lá, tạo tiền đề cho cây phân hoá mầm hoa và nuôi hoa. 

Bón lá 

Để kích thích cẩm chướng phân hoá mầm hoa và ra hoa đồng loạt, bà con sử dụng kết hợp các loại phân bón gốc với sản phẩm bón lá BS15 – Nuti.  

BS15 – Nuti giúp cây ra hoa nhiều, trổ đồng loại, to cuống hoa, chống suy cây, kéo dài thời gian nuôi hoa. 

Sản phẩm kích thích cẩm chướng ra hoa
Sản phẩm kích thích hoa cẩm chướng ra hoa

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hoa cẩm chướng thương phẩm, Trung tâm khuyến nông Quảng Ninh. 

[2] Quy trình kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng, Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng.