Tổng quan về cây cam

Kích thước chữ

Giới thiệu chung về cây cam

Tên thường gọi: Cây cam.

Tên khoa học: Citrus sinensis L., thuộc họ Cam Rutaceae.

Cây cam là có nguồn gốc từ các nước khu vực Đông Nam Á và được xem là loại cây ăn quả chủ lực của nước ta. Quả cam là một trong những mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng cả trong và ngoài nước.

Các đặc trưng sinh học của cây cam [1]:

  • Rễ: Rễ cọc, phân bố nông, các rễ bất định phát triển mạnh.
  • Thân, cành: Thân gỗ, có dạng trụ hoặc bán bụi. Trên thân cành có thể có gai tùy vào giống cây.
  • Lá: Lá màu xanh đậm, có hình elip, cuống lá có eo hay còn gọi là cánh lá.
  • Hoa: Có từ 4 - 5 cánh hoa, cánh hoa màu trắng, có mùi đặc trưng.
  • Quả: Quả có hình cầu; vỏ quả bao gồm 2 lớp, 1 lớp chứa tinh dầu, 1 lớp màu trắng xốp; phần ruột bao gồm nhiều múi mọng nước.

Điều kiện sinh trưởng của cây cam

Để cây cam sinh sinh trưởng tốt, ít nhiễm nấm bệnh, cho năng suất tối đa, bà con nên chú ý đến một số điều kiện dưới đây:

Đất trồng

  • Cây cam thích hợp trồng trên đất thịt pha, tơi xốp, màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt và thoáng khí. Độ pH đất từ 5,5- 6,5 [2]. 

Nhiệt độ

  • Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển của cây cam là 26- 30°C [2].
  • Khi nhiệt độ ban ngày và ban đêm là 20 - 15°C, tỉ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 15 °C hoặc 21 - 17°C [2].

Nước

  • Ẩm độ không khí phù hợp nhất để cây phát triển là 70 - 75%.
  • Lượng mưa thích hợp từ 1.000- 2.400mm và được phân bổ đều [2]. 

Ánh sáng

  • Cây cam thích hợp với ánh sáng tán xạ, không ưa lượng ánh sáng cao, ánh sáng trực tiếp.
  • Nếu cây bị thiếu ánh sáng, cây sẽ sinh trưởng kém, ít quả và cho năng suất thấp [2].

Thời vụ trồng: 

  • Vụ Xuân:  tháng 2 - 4
  • Vụ Thu: tháng 8 - 10

Hiệu quả kinh tế của cây cam

Hiệu quả kinh tế của cây cam
Hiệu quả kinh tế của cây cam

Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) năm 2020, Việt Nam có diện tích trồng cam đạt khoảng 73.955 ha với tổng sản lượng 114.9898 tấn.

Hiện nay, cây cam được trồng rất nhiều tại các tỉnh thành trong cả nước, tạo thành các vùng chuyên canh lớn, đem lại nguồn kinh tế lớn cho bà con nông dân.. Cụ thể:

  • Miền Bắc: Hà Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Hòa Bình,... 
  • Miền Trung: Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Nghệ An,... 
  • Miền Nam: An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp,...

Theo ông Bùi Xuân Thu, thôn Bản Chàn, xã Dương Phong, được đăng trên Cổng thông tin điện tử huyện Bạch Thông, nếu với giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, 01 ha cam sành sẽ cho thu nhập khoảng 250 – 300 triệu đồng [4].



Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Kế và Thái Nguyễn Diễm Hương, 2019. Bài giảng cây ăn quả, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, trang 61 - 62.

[2] Hoàng Thị Thủy, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, trang 24 -  31.

[3] Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc.

[4] Đào Kiên, 2022. Hiệu quả kinh tế từ cây cam sành.. Cổng thông tin điện tử huyện Bạch Thông.