Bà con có thể lựa chọn giống cam dựa vào nhu cầu thị trường và đặc điểm khí hậu, đất đai ở địa phương canh tác. Việc chọn giống tốt sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, rút ngắn chu kỳ ra hoa, đậu quả, cây chống chịu được với nhiều loại sâu bệnh. Tìm hiểu cách chọn giống cây cam cùng Bác Sĩ Cây Xanh.
Các giống cam phổ biến hiện nay
Cam Canh
- Đây là loại cam được trồng phổ biến, nhìn giống như quả quýt, vỏ mỏng. Tép cam ngọt đậm đà và mọng nước [1].
- Giá cam Canh dao động khoảng 50- 80 nghìn đồng/ kg.
Cam sành
- Là loại cam nổi tiếng của Hà Giang. Loại quả này có vẻ ngoài sần sùi, vỏ dày, tép cam mọng nước, vị ngọt đến hơi thanh chua [1].
- Giá cam sành thị trường dao động từ 8- 12 nghìn đồng/ kg.
Cam bù
- Đây là một loại quả đặc sản của Hà Tĩnh. Cam bù có vỏ ngoài sần sùi, múi mọng nước, mang hương vị ngọt thanh trộn lẫn với vị chua nhẹ [1].
- Cam bù có giá dao động từ 55- 70 nghìn đồng/kg.
Cam Vinh
- Cam Vinh là đặc sản của Nghệ An, vỏ mỏng, múi có màu vàng nhạt, vị chua nhẹ, ngọt thanh [1].
- Giá thị trường của loại cam này dao động từ 50- 65 nghìn đồng/kg.
Cam Cao Phong
- Loại cam này có quả to, vỏ mỏng, có mùi thơm đặc trưng [1].
- Giá thị trường dao động từ 45- 50 nghìn đồng/kg.
Kỹ thuật chọn gốc ghép cây cam
Gốc ghép cần đạt một số yêu cầu như [1]:
- Gốc ghép phải lấy từ cây có nguồn gốc bản địa, đã thích nghi sẵn với điều kiện khí hậu tại địa phương.
- Nên chọn mắt ghép ở các cành mọc ngang tán trở xuống.
- Không chọn những cành ở ngọn, cành hỏng hoặc cành mọc lòa xòa dưới tán. Không lấy từ những cây già cỗi hoặc những cành còn non.
Lưu ý: Bà con nên lựa chọn những gốc ghép đang có dấu hiệu bắt đầu một đợt sinh trưởng mới. Chọn gốc ghép tương đối non thì cây sẽ có tỷ lệ sống cao hơn. Không lựa chọn những gốc ghép bị sâu bệnh, chưa rõ nguồn gốc.
Dưới đây là một số yêu cầu cần lưu ý khi chọn cành ghép:
- Cành ghép phải là những cành bánh tẻ dài 5 - 6cm, không quá già và không quá non, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính gốc ghép, sinh trưởng tốt và đặc biệt là không sâu bệnh [1].
- Nên chọn cành đã có từ 2 đến 3 đợt lộc, có nhiều mắt ngủ, để khả năng bật chồi sau khi ghép nhanh hơn.
- Cành ghép có thể được lấy từ những cây mẹ là những giống thuần, được công nhận về chất lượng và mẫu mã quả.
Lưu ý: Nếu ghép vào mùa xuân thì cắt cành 1 - 2 năm tuổi, ghép vào mùa thu thì sử dụng cành 1 năm tuổi. [1]
Kỹ thuật chọn mắt ghép cây cam
Các yêu cầu chọn mắt ghép:
- Bà con cần phải lựa chọn những mắt giống từ các cây mẹ sạch sâu bệnh, cho năng suất cao, ổn định, chất lượng quả tốt.
- Chỉ nên lấy mắt ghép trên các cành mọc ngang tán trở xuống.
- Không lấy cành ngọn, cành hỏng, cành mọc lòa xòa tưới tán. Không lấy từ những cây già cỗi hoặc những cành còn non.
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Hồng Liên, 2017. Top 8 loại cam ngon nhất đất Việt Nam. Báo Dân Việt, trích dẫn năm 2022.
[2] Phan Ngưỡng Tinh Hà và ctv, 2007. Kỹ thuật ghép cây ăn quả, NXB Nông Nghiệp, trang 13 - 17.
Xem thêm